Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo về cơn bão số 5 trên Biển Đông (bão Krathon), đồng thời cảnh báo mưa lớn ở miền Trung và nguy cơ lũ quét, sạt lở nhiều nơi.

Ngày 2/10/2024, báo VTC News đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tin mới nhất về cơn bão số 5 và nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 16 tỉnh ngày 2/10”. Nội dung cụ thể như sau:

Tin mới nhất về cơn bão số 5 (bão Krathon)

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 2/10, vị trí tâm bão số 5 (tên quốc tế Krathon) trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h.

Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên khu vực phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 5km/h và suy yếu dần. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão số 5. (Nguồn: NCHMF)
Khoảng 4h ngày 4/10, bão số 5 trên vùng biển phía Đông Bắc Đài Loan (Trung Quốc), di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ khoảng 10km/h, cường độ tiếp tục suy yếu dần. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Đến 4h ngày 5/10, bão trên vùng biển phía Đông Bắc Đài Loan, di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Điểm tin thời tiết nổi bật trong ngày và đêm 2/10

Hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ và hầu hết các nơi ở Bắc Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9.

Ngày 2/10, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Trung Bộ, sau đó đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Trong đợt không khí lạnh này, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời mát; đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến 19-22 độ C, vùng núi 17-19 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C, Nghệ An-Hà Tĩnh nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C.

Hà Nội trời chuyển mát, từ đêm 2/10 đến ngày 4/10 nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19-22 độ C, sáng sớm và đêm trời lạnh.
Trong những giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều nơi. (Ảnh minh hoạ: Trần Lộc)

Cũng theo cơ quan khí tượng, đêm qua và sáng sớm nay, Nghệ An đến Quảng Trị mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa từ 19h ngày 1/10 đến 3h ngày 02/10 có nơi trên 85mm như: Hưng Phú (Nghệ An) 85,6mm, Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) 238,2mm, Quảng Châu (Quảng Bình) 210,4mm, Vĩnh Kim (Quảng Trị) 316,2mm…

Từ nay đến hết ngày 2/10, Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 150mm. Nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm/6h). Từ đêm 2/10 mưa lớn giảm dần.

Ngoài ra, chiều và đêm 2/10, Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 100mm.

Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Lũ trên sông Thao và cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 16 tỉnh

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, đỉnh lũ tại trạm Yên Bái là 31,71m (lúc 23h ngày 1/10), dưới BĐ3 0,29m. Lúc 1h ngày 2/10, mực nước tại trạm Yên Bái 31,64m, dưới BĐ3 0,36m.

Dự báo 6-12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống và ở trên BĐ1 và tiếp tục xuống dưới BĐ1 trong 12-24 giờ tiếp theo.

Ngập lụt giảm dần tại khu vực trũng thấp phường Yên Ninh, Hồng Hà, Minh Tân, Nguyễn Thái Học, Nam Cường, Đồng Tâm, Hợp Minh, xã Tuy Lộc, Âu Lâu (TP Yên Bái), thị trấn Cổ Phúc, xã Quy Mông, Kiên Thành, Báo Đáp, Việt Thành (huyện Trấn Yên), thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình), thị trấn Mậu A, xã Mậu Đông, Đông An, Đại Phác, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, An Phú, An Thịnh, Yên Hợp (huyện Văn Yên).

Trong những giờ tới, nguy cơ lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện. Cụ thể:

Trước đó, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tin mới nhất về cơn bão số 5 – mạnh cấp siêu bão”. Nội dung cụ thể như sau:

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Vào lúc 7 giờ ngày 1/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 119,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h) – tức cấp siêu bão, giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h.

Trong 24h tới, bão Krathon đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Dự báo vị trí và đường đi của bão số 5 (Ảnh: NCHMF).
Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Chủ động ứng phó bão số 5

Để chủ động ứng phó với diễn biến, ảnh hưởng của bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Phía Bắc vĩ tuyến 18,0; phía Đông kinh tuyến 116,5 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).