Bao nhiêu cái tốt đẹp của bố tôi, chỉ người dưng được hưởng, còn mẹ và chị em tôi phải chịu đựng mặt xấu xí; ông tử tế với cả thiên hạ nhưng khắc nghiệt với vợ con.
Người ngoài vẫn thường khen mẹ tôi may mắn, lấy được người chồng tâm lý, thương yêu vợ con. Quả thật, nhìn cách bố tôi đối xử với người ngoài thì khó ai có thể chê ông ở điểm gì. Tuy nhiên, đấy chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, còn khi về nhà, ông như thành một con người khác.
Đối với các thành viên trong gia đình, thay cho những lời nói yêu thương, những lời đề nghị, giải thích hay thuyết phục, ông chỉ sử dụng mệnh lệnh. Nhà có hai chị em gái nhưng chúng tôi chỉ gần gũi mẹ, một phần vì bố thường xuyên không ở nhà do tính chất công việc, một phần vì tính cách độc đoán, gia trưởng của ông.
Bố đi biền biệt, mỗi tháng chỉ về 2 lần nhưng mỗi lần ông về, gia đình tôi cũng chẳng được vui vẻ. Ông quen ăn uống, làm việc theo giờ nên chỉ cần chậm 5 – 10 phút là ông la mắng cả 3 mẹ con. Nhà cửa chỉ cần một thứ được cất đặt, bày biện không đúng ý là ông quát lác to tiếng, thậm chí đay nghiến, đánh đòn.
Những ngày bố về, 3 mẹ con tôi cứ nem nép, làm gì cũng phải rón rén sợ không vừa ý ông. Có khi tôi còn thì thào bảo mẹ: “Bố đi vắng nhà cửa dễ thở hơn hẳn”. Mẹ tôi vốn tính hiền lành nên chỉ cười không nói gì.
Bố tôi ra ngoài thì vui vẻ, về nhà thì quát mắng vợ con. (Ảnh minh họa: AI)
Sau này bố về hưu, chị em tôi thì lên Hà Nội học rồi cưới chồng, nghĩ đến mẹ phải một mình phục vụ bố, hai đứa đều thấy xót xa. Đôi lúc tôi nghĩ biết đâu khi về sống hẳn với mẹ, trước sự hiền lành, chân chất của mẹ tôi, biết đâu ông lại thay đổi. Nhưng chúng tôi đã lầm.
Sau khi về hưu, bố tôi tích cực tham gia các hoạt động trong khu dân cư và hội hưu trí. Vốn là người năng nổ, biết cách xã giao, nhiệt tình trong các hoạt động chung, bố tôi rất được lòng các bác trong hội cũng như bà con lối xóm.
Trong mắt mọi người, ông vui tính, cởi mở, chi tiền rộng rãi. Bất cứ ai có việc gì, bố tôi cũng giúp đỡ hết lòng. Dù tuổi cao nhưng khi các gia đình có đám giỗ, đám cưới cần dựng rạp hay chuẩn bị cỗ bàn, ông đều không nề hà góp một tay.
Ai cũng khen bố tôi vừa khéo nói vừa khéo làm, biết quan tâm người khác, rằng mẹ tôi đã khổ tận cam lai khi ông nghỉ hưu về ở hẳn nhà.
Sự thực là khi ở nhà, bố tôi không hề dễ chịu hơn trước đây. Bố mẹ sống trong ngôi nhà hai tầng rộng gần 200m2, và bố tôi không khác gì khách trọ. Sáng mở mắt ra là ông đi giao lưu trà nước bên ngoài, chỉ về nhà vào giờ ăn cơm.
Nhiệm vụ của mẹ tôi là phải sắp cơm đúng giờ để ông về là có thể ngồi vào ăn. Chậm một tí, ông mắng; còn nếu mẹ tôi bày mâm sớm khiến đồ ăn nguội đi một chút, ông cũng mắng.
Bố tôi yêu cầu nhà cửa, đồ đạc luôn phải sạch bóng, nhưng bản thân không động tay vào dọn dẹp, lau chủi. Một mình mẹ tôi cứ quay cuồng hết tầng trên đến tầng dưới, vì bố tôi đi đâu về quẹt ngón tay vào bề mặt nào, nếu thấy dính bụi là mặt mũi hầm hầm chê vợ ở bẩn. Sân vườn có đủi loại cây cảnh ông mua về để khi có dịp còn khoe với khách, nhưng tuyệt nhiên không hề chăm sóc và coi đó là nhiệm vụ của mẹ tôi.
Lần gần đây nhất về thăm quê, tôi hết sức lo lắng khi thấy vẻ tiều tụy của mẹ. Tuổi tác khiến chân bà đau và yếu, đi lại không còn nhanh nhẹn nên việc nhà trở nên quá nặng nhọc. Không những thế, bà còn mắc chứng lãng tai, nhiều khi người bên cạnh phải nói lại 2-3 lần mới nghe ra.
Thay vì thương xót và thông cảm thì lại tỏ ra khó chịu. Ông gắt gỏng khi thấy bà chậm chạp trong việc phục vụ mình, cáu bẳn khi ra lệnh mấy lần mà bà chưa nghe rõ. Hai ngày về nhà, tôi đã chứng kiến hàng chục lần bố quát mẹ ầm ầm.
Hai chị em tôi bàn với nhau tìm giúp việc ở quê để hỗ trợ mẹ việc nhà, nhưng vừa nói chuyện này ra thì bố gạt phắt, nói: “Nhà này bố là chủ và có quyền quyết định mọi việc.
Hai đứa mày là con gái, lại còn lấy chồng rồi, cấm can thiệp vào”. Ông nói, nhà có hai người, có việc gì đâu mà phải thuê giúp việc cho phiền nhiễu, tốn kém, chẳng qua mẹ thấy con cái về nên làm nũng, ra vẻ đau ốm, đi lại khó khăn.
Mẹ bảo nếu mẹ đi thì ai chăm sóc bố, ông ấy đã quen được phục vụ cả đời, làm sao thiếu mẹ được, hơn nữa nhà có đôi vợ chồng già, mẹ bỏ đi thì hàng xóm người ta cười cho.
Chị em tôi bế tắc thật sự, nhưng thuyết phục mẹ hết cách không được. “Thôi chúng mày đừng năn nỉ nữa, bố biết được thì tan cửa nát nhà”, mẹ nói.
Quả thật, nếu bố tôi biết hai đứa con gái “tạo phản”, chắc chắn mẹ tôi sẽ thành nơi trút giận, vì chúng tôi cũng chỉ thỉnh thoảng mới về, không thể ở đó “canh giữ” ông.
Tôi vô cùng khổ sở, không biết làm thế nào để giúp đỡ mẹ mình bởi tôi biết bà sẽ càng ngày càng yếu đi. Rất mong độc giả cho tôi lời khuyên!
News
Toàn bộ chi phí của hôn lễ cặp đôi Hà Trí Quang
Ngày vui của cặp đôi có khoảng 60 khách mời tham gia trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng. Vào tối 6/11, hôn lễ của Thanh Đoàn và Hà Trí Quang đã chính thức diễn ra tại Phú Quốc. Ngày vui…
Vân Trang khoe quý tử như “bản sao” của ba
Diễn viên Vân Trang công khai ảnh con trai, bé Q Junior, nhân dịp nhóc tì tròn một tháng tuổi, hôm 8/11. Quý tử nhà Vân Trang được khen kháu khỉnh, như “bản sao” của ba – doanh nhân Hữu Quân. Diễn…
Toàn bộ bằng chứng của Jack 97 không thể chối cãi
Trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết tố ca sĩ Jack nhắn tin gạ gẫm fan nữ. Người này cho biết đang nắm giữ nhiều bằng chứng và sẽ tung ra trong thời gian sớm nhất. Báo Sở…
Khán giả bỏ xem tập cuối Độc đạo
Những diễn biến tiếp theo của Độc đạo khiến khán giả ức chế. Bộ phim truyền hình cảnh sát hình sự Độc đạo tiếp tục được khán giả đón đợi ở giai đoạn cuối. Ở cuối tập 30 phim Độc đạo phát sóng tối…
2 bé nhà Thanh Đoàn – Hà Trí Quang tỏa sáng ở đám cưới
Đám cưới của Thanh Đoàn – Hà Trí Quang ở Phú Quốc diễn ra bên bờ biển, có pháo hoa. Thanh Đoàn – Hà Trí Quang tổ chức đám cưới ở Phú Quốc vào chiều tối ngày 6/11. Không gian…
Bằng chứng ông Thích Minh Tuệ lấy tiền từ thiện
Ông Thích Minh Tuệ đang được toàn cõi mạng quan tâm, khi bất ngờ bị nữ CEO Đại Nam – bà Phương Hằng réo tên, nói những bí mật cho rằng ông dẫn dắt nhân dân, kêu gọi từ thiện rồi bỏ…
End of content
No more pages to load