×

Đúng là trời sinh 1 cặp: Thầy Quang của Angela Phương Trinh chưa tốt nghiệp cấp 3

Những thông tin liên quan đến học vấn của Angela Phương Trinh ở thời điểm hiện tại nhận được sự quan tâm lớn. 

Mới đây, Nguyễn Sin – người thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội bất ngờ đăng tải bài viết nhắc đích danh Angela Phương Trinh đồng thời công bố bảng điểm được cho là của Angela Phương Trinh hồi còn là học sinh.

Rộ tin Angela Phương Trinh chỉ học hết lớp 9, lộ bảng điểm chỉ toàn 5 và 6 điểm

Trong nội dung bài viết Nguyễn Sin chia sẻ: “Cho Trinh cơ hội lần nữa để tự khai, Trinh học hết lớp mấy ? Học bạ của Trinh thể hiện, Trinh học lớp 6 năm 2007, anh 7 tìm về trường thì mới biết, cô Nguyễn Thị Liêng dạy Văn đã nghỉ hưu từ năm 2000, cô Nhàn dạy sử thì 2003 đã đi Mỹ, môn Nhạc cô Thái Thị Hằng là không có thật, cô dạy nhạc năm này là Thái Thị Minh mới đúng. Năm 2005 là trường THCS chung với THPT, còn 2007 thì đã tách ra thành 2 trường riêng biệt, em Trinh học lớp 6 mà đóng mộc của THPT luôn kia kìa ‘…

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Cũng trong hình ảnh Nguyễn Sin chia sẻ về bảng điểm của  Lê Ngọc Phương Trinh (Angela Phương Trinh) cho thấy điểm số của cô nàng khá thấp, điểm trung bình năm chỉ đạt 5.6 điểm, có những môn chỉ đạt trung bình 4 điểm.

1

Lật lại những thông tin được đăng tải từ nhiều năm về trước. Cụ thể vào năm 2013, 1 bài báo của Tiền Phong thông tin về việc Angela Phương Trinh không đi thi chuyển cấp, theo Angela Phương Trinh chia sẻ cô học hệ bổ túc và sẽ tham gia 1 kì thi sau. Tuy vậy, 1 số nguồn tin tại trường dân lập cấp 2-3 (quận 1, TP.HCM) nơi Angela Phương Trinh từng theo học cho biết cô đã bỏ học từ năm lớp 9. Tuy nhiên, khi trả lời trước công chúng và truyền thông ở thời điểm đó, Angela Phương Trinh đều nói vẫn đang đi học bình thường như các bạn đồng trang lứa.

449974803_3790320387853704_491411725657452230_n

Khi được hỏi về chuyện thường xuyên đi hát và đóng phim nhiều sẽ ảnh hưởng tới chuyện học hành, Angela Phương Trinh từng hồn nhiên trả lời: “Tôi vẫn đi học bình thường. Tôi may mắn được thầy cô thông cảm và tạo điều kiện. Tôi vẫn đáp ứng việc học ở trường, các bài kiểm tra tôi vẫn làm đầy đủ. Bây giờ tôi cũng không nhận phim truyền hình nữa vì họ làm theo kiểu mì ăn liền. Do đó, cũng không mất thời gian, chỉ khi nào đi diễn xa tôi mới xin phép nghỉ học. Sau khi kết thúc THPT, tôi cũng có ý định thi vào một ngành kinh doanh của trường đại học. Tôi muốn theo đuổi ngành kinh doanh vì muốn phát hiện những điều mới mẻ trong bản thân.

450140445_3790320401187036_8777590997128190453_n

Về diễn xuất, tôi cũng có kinh nghiệm sẵn rồi nên sẽ không thi vào trường sân khấu điện ảnh. Ba mẹ tôi hướng một ngành khác vì nhiều diễn viên kỳ cựu nói có những diễn viên được đào tạo từ trường nhưng khi đóng phim đều không tốt, có khi chỉ diễn được những vai phụ. Từ nhỏ đến lớn, tôi đóng phim nhiều nên học hỏi được ít nhiều kinh nghiệm diễn xuất, tôi nghĩ không cần thiết phải vào trường để học lại”, Angela Phương Trinh trả lời 1 bài phỏng vấn năm 2013.

449130283_1025683195588396_2685706534412866403_n

Hiện những thông tin về trình độ học vấn của Angela Phương Trinh vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của CĐM.

Xôn xao bằng tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang được cấp trong 2 năm, nhà trường nói gì?

Lãnh đạo Trường đại học Luật Hà Nội cho biết nhà trường đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết.

Thượng tọa Thích Chân Quang (thứ 2 từ phải sang) nhận bằng tiến sĩ luật vào tháng 4-2022 -  Ảnh: Cổng TTĐT Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thượng tọa Thích Chân Quang (thứ 2 từ phải sang) nhận bằng tiến sĩ luật vào tháng 4-2022 – Ảnh: Cổng TTĐT Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin liên quan đến việc thượng tọa Thích Chân Quang tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019, thế nhưng năm 2021 đã nhận bằng tiến sĩ luật, cùng tại Trường đại học Luật Hà Nội.

Có một số ý kiến thắc mắc thượng tọa Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ bằng cách nào chỉ trong 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, cho biết theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng học lên tiến sĩ bao gồm cử nhân, thạc sĩ.

Trong đó, đối tượng cử nhân phải tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên được học thẳng lên tiến sĩ. “Thượng tọa Thích Chân Quang học cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và học thẳng lên trình độ tiến sĩ ngành luật hiến pháp – hành chính”, ông Hòa nói.

Rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang

Theo ông Hòa, khi học lên trình độ tiến sĩ, thượng tọa Thích Chân Quang đã phải học thêm các môn học của chương trình thạc sĩ thuộc chuyên ngành tương ứng, làm luận án và bảo vệ luận án tốt nghiệp.

Lý giải việc thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Hòa cho rằng có hai lý do. Thứ nhất, thượng tọa Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ; thứ hai, làm xong sớm luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.

“Thượng tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ theo các bước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông Hòa khẳng định.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, thực tế thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành luật ngày 26-1-2019, đến ngày 2-4-2022 nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.

Lãnh đạo Trường đại học Luật Hà Nội cho biết nhà trường đang rà soát hồ sơ và sẽ có văn bản báo cáo chi tiết liên quan đến sự việc trên.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 25-11-2019, Trường đại học Luật Hà Nội đăng tải kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh luật đợt 2 năm 2019 trên web nhà trường. Trong danh sách trúng tuyển có tên ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) với ngành luật hiến pháp và luật hành chính. Thời gian từ lúc ông trúng tuyển đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12-2021 tương đương 2 năm (24 - 25 tháng) - Ảnh: Trường đại học Luật Hà Nội

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 25-11-2019, Trường đại học Luật Hà Nội đăng tải kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh luật đợt 2 năm 2019 trên web nhà trường. Trong danh sách trúng tuyển có tên ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) với ngành luật hiến pháp và luật hành chính. Thời gian từ lúc ông trúng tuyển đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12-2021 tương đương 2 năm (24 – 25 tháng) – Ảnh: Trường đại học Luật Hà Nội

Trước đó, ngày 19-6, thượng tọa Thích Phước Nguyên – phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, chánh Văn phòng 2 Trung ương giáo hội – đã thay mặt Ban thường trực Hội đồng trị sự ấn ký thông báo kỷ luật đối với thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cụ thể, thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.

Quy định tuyển sinh trình độ tiến sĩ của Trường đại học Luật Hà Nội thế nào?

Ngày 24-1-2019, hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trong đó, thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung, với người có bằng đại học là 4 năm tập trung.

“Hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được gia hạn hoặc rút ngắn thời gian đào tạo so với thời gian quy định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng”, quy chế nêu rõ.

Đến ngày 16-8-2021, nhà trường ban hành quyết định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, thay thế quyết định ngày 24-1-2019.

Theo đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn quy định đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 3 năm (36 tháng), thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 4 năm (48 tháng).

Thời gian trên được tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập hội đồng đánh giá luận án cấp trường.

Theo quy chế, hiệu trưởng được xem xét, quyết định cho nghiên cứu sinh được rút ngắn hoặc gia hạn thời gian đào tạo so với thời gian đào tạo tiêu chuẩn.

Cụ thể, nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn không vượt quá 6 năm (72 tháng).

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News