Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá “nở hoa” trên dòng sông Trạm.
Tảng đá khá lớn, nằm nhô ra giữa dòng sông Trạm (một nhánh sông Tiên, ở thôn 2, xã Tiên An, huyện Tiên Phước). Trên tảng đá xuất hiện một lớp như xốp, chiều dài chừng sải tay của một người trưởng thành, nơi rộng nhất khoảng 50cm, nhiều màu sắc, nằm ngay dưới mép tảng đá hướng xuống dòng nước.
Người dân tại đây cho rằng, đây là hiện tưởng đá “nở hoa”. Ông Văn Chương (86 tuổi, ở thôn 5) chia sẻ, theo lời người đi trước, hiện tượng này xuất hiện cả trăm năm, và chỉ ngay tại tảng đá này.
Tảng đá xuất hiện một lớp như xốp, nhiều màu sắc. Ảnh: S.X.
Điều kỳ lạ, nó không xuất hiện thường kỳ hàng năm mà có thể 5 năm, 10 năm, thậm chí 15 năm mới có. Thời gian xuất hiện của “hoa” chừng 10-15 ngày.
Ông Chương thông tin, màu sắc “hoa” thay đổi liên tục, vừa xuất hiện sẽ có màu đỏ, ít tiếng sau chuyển sang vàng, xanh, trắng… Gần đây nhất vào năm 2018, xuất hiện với diện tích lớn hơn. Một điều được nhiều người dân ở đây nhận định, năm nào đá “nở hoa”, năm đó thường xảy ra tình trạng nắng nóng kèo dài, khô hạn.
Ông Chương chia sẻ câu chuyện đá ‘nở hoa’. Ảnh: S.X.
“Những ngày đầu xuất hiện hiện tượng này, một số nhà khoa học về nghiên cứu và đưa ra nhận định rằng, đây thực chất chỉ là địa y mọc trên đá. Theo chu kỳ, loại địa y này sẽ từ đá xuất hiện chứ không phải đá ‘nở hoa’”, ông Hoàng thông tin.
Hiện tượng “nở hoa” ở tảng đá mặt hướng xuống nước. Ảnh: S.X.
Thời gian xuất hiện của “hoa” chừng 10-15 ngày. Ảnh: S.X.
Về ý kiến năm nào đá “nở hoa”, năm đó thường xảy ra tình trạng khô hạn, ông Hoàng cho rằng, chưa có tài liệu chứng minh. Đó chỉ là chuyện trùng hợp nên người dân đúc kết lại như vậy.