Tôi từng giận chồng bế con về ngoại nhưng bố mẹ không bao bọc mà đẩy tôi về nội, bởi họ sợ mất mặt và khuyên tôi nên thay đổi để hợp với chồng.

Thời còn yêu nhau, tôi cũng có công việc tốt ở thành phố nhưng vì chồng muốn về quê tiếp quản cơ nghiệp của gia đình nên tôi buộc phải bỏ việc. Sau khi cưới, tôi có thai đôi nên sức khỏe yếu, không thể tiếp tục công việc được nữa và phải ở nhà dưỡng thai.

Sau khi sinh con, tôi mới thấy cảnh ở nhà tủi nhục và vất vả như thế nào nhưng không biết tâm sự cùng ai. Tôi là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ tôi còn bận làm việc nuôi các em nên không thể giúp đỡ con gái trông cháu được.

Còn bà nội là người có tiền, bà sẵn sàng chi trả 10 triệu cho tôi thuê người giúp việc nuôi cháu. Nhưng tôi cho rằng bản thân không đi làm, không làm ra tiền, lại tốn tiền thuê người giúp việc như thế rất khó coi. Tôi không muốn 3 mẹ con là gánh nặng cho gia đình chồng, nên tôi từ chối lấy tiền của mẹ chồng để thuê người làm.

Xưởng sản xuất gỗ của chồng tôi làm ăn rất được nên tháng nào chồng cũng đưa cho vợ 30 – 40 triệu chi tiêu sinh hoạt. Lúc đầu anh còn vui vẻ đưa tiền cho vợ nhưng lâu dần, thái độ của anh thay đổi. Có lần anh ném tiền xuống bàn và nhắc vợ chi tiêu tiết kiệm. Một lần khác anh gắt lên:

“Tháng này chưa có tiền, vợ với con như là của nợ. Không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh khổ cực này đây?”.

Ngày chồng bị vỡ nợ, tôi đưa ra 2 cuốn sổ đỏ làm anh ấy ngã vật ra giường - 1

Tôi không muốn 3 mẹ con là gánh nặng cho gia đình chồng, nên tôi từ chối lấy tiền của mẹ chồng để thuê người làm. (Ảnh minh họa)

Thỉnh thoảng bạn bè anh đến chơi khen tôi trẻ và xinh, anh ấy bức xúc đáp ngay:

“Suốt ngày ở trong nhà không phải dính bụi bẩn, đầu óc có phải nghĩ gì đâu mà già”.

Càng ngày, chồng càng sỉ nhục tôi nhiều hơn, anh nói cho sướng miệng mà không bao giờ để ý đến tâm trạng của vợ. Mỗi ngày đi làm về mà chưa có cơm ăn hay nhà cửa bề bộn anh cáu gắt ngay:

“Chỉ ăn rồi dọn dẹp nhà cửa cũng không xong, sao cô làm gì cũng chẳng bao giờ để tôi yên tâm chút nào vậy? Đưa tiền bao nhiêu cũng ít mà làm việc còn tệ hơn người giúp việc”.

Lúc đầu nghe chồng chửi mắng tôi còn cãi nhưng càng cãi anh càng lớn tiếng quát nạt to hơn. Hiểu tính chồng, tôi chỉ im lặng âm thầm làm việc, anh nói mãi mệt rồi nghỉ. Những lúc chồng vui vẻ, tôi cũng góp ý, anh nghe đấy nhưng không thực hiện.

Tôi từng giận chồng bế con về ngoại nhưng bố mẹ không bao bọc mà đẩy tôi về nội, bởi họ sợ mất mặt và khuyên tôi nên thay đổi để hợp với chồng. Sau lần đó, tôi mới nhận ra không trông cậy được vào bố mẹ, chỉ biết dựa vào bản thân.

Một năm nay, xưởng sản xuất của chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng ít, lúc có hàng thì không tuyển được người làm. Mấy tháng vừa rồi hoàn toàn không có lãi, hoạt động cầm chừng. Việc làm ăn gặp trục trặc, chồng không có chỗ phát tiết, về đến nhà là trút hết tức giận lên người vợ. Tôi chỉ biết âm thầm chịu đựng và trốn vào nhà tắm khóc than một mình.

Ngày chồng bị vỡ nợ, tôi đưa ra 2 cuốn sổ đỏ làm anh ấy ngã vật ra giường - 2

Lúc đầu nghe chồng chửi mắng tôi còn cãi nhưng càng cãi anh càng lớn tiếng quát nạt to hơn. (Ảnh minh họa)

2 tuần trước, chồng bỗng nói vỡ nợ, sẽ bán hết đất xưởng để trả nợ cho ngân hàng và đối tác. Nhưng vẫn còn thiếu gần 10 tỷ nữa, nếu không trả nhanh thì lãi sẽ tăng mỗi ngày và cả đời cũng không trả hết nợ. Điều anh lo lắng nhất là bị người ta kiện tụng.

Suốt 20 năm qua, chồng không bao giờ tâm sự với vợ về chuyện làm ăn. Đây là lần đầu tiên anh nói cho tôi cũng là lúc không còn gì nữa. Dù bị chồng đay nghiến mỗi ngày nhưng khi nhìn thấy anh rơi vào bước đường cùng, tôi không đành lòng đứng nhìn được.

Tôi quyết định lấy 2 cuốn sổ đỏ ra đưa cho chồng và khuyên anh bán đất đi trả nợ. Nhìn thấy cuốn sổ đỏ, chồng sáng rực mắt lên rồi nằm vật ra giường mà than:

“Những năm qua anh cứ nghĩ em mang hết tiền về chu cấp cho ngoại, không ngờ em lại tích lũy được khoản tiền lớn để mua đất. Anh có lỗi với vợ rất nhiều. Em đã cứu anh một bàn thua rồi”.

Tôi bảo:

“Mỗi tháng anh đưa cho em khá nhiều tiền, nếu chi tiêu hoang phí thì rồi cũng hết. Nhưng không ai biết trước tương lai thế nào, thế nên em quyết định tiết kiệm tiền để mua đất phòng ngừa rủi ro. Tháng sau vợ chồng mình sẽ đi ra chợ bán hàng và làm lại cuộc đời anh nha”.

Chồng hỏi tôi có thất vọng về anh ấy không? Tôi bảo đôi lúc nghèo mà vợ chồng sống hạnh phúc vẫn tốt hơn giàu có. Câu nói của tôi làm anh ấy dần nhận ra bản thân đã đối xử tệ với vợ quá nhiều và hứa sẽ không bao giờ làm thế nữa.