Thời gian qua, Hà Nội đã thu hồi được 56 địa điểm là nhà, đất là tài sản công. UBND các quận, huyện đang tiếp tục cưỡng chế thu hồi các địa điểm vi phạm còn lại.
Ngày 5/11, UBND TP Hà Nội tổ chức sơ kết 1 năm triển khai Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
Theo Sở Tài chính Hà Nội, sau hơn 1 năm triển khai đề án, 15/29 nhiệm vụ có thời hạn đã hoàn thành hoặc báo cáo UBND thành phố.
Nhà chuyên dùng trên phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm cho thuê làm quán cafe
Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án cũng gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến thiếu chủ động, giải pháp chưa hiệu quả. Mặt khác, một số nhiệm vụ quan trọng chưa kịp tiến độ; chất lượng triển khai, báo cáo một số nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu… Ngoài ra, một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa triển khai đề án kịp thời, đầy đủ, cùng việc thiếu bộ máy chuyên trách về quản lý tài sản công tại các đơn vị…
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đã tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chấp thuận chủ trương, quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi 113 địa điểm sử dụng không đúng quy định và đã thu hồi được 56 địa điểm (trong đó có 6 địa điểm là nhà chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước; 42 địa điểm là diện tích kinh doanh dịch vụ tại các tòa nhà tái định cư). Hiện nay, UBND các quận, huyện đang tiếp tục cưỡng chế thu hồi các địa điểm vi phạm còn lại.
Trên cơ sở phân loại 3 nhóm nợ, gồm: Nợ luân chuyển có khả năng thu hồi ngay; nợ khó thu; nợ xấu, khó đòi, khả năng thu hồi nợ thấp, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND thành phố chấp thuận chủ trương về phương án chi tiết thu hồi, xử lý các khoản nợ phải thu từ quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Đến nay, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã đôn đốc, thu hồi được 227,9 tỷ đồng nợ đọng nghĩa vụ tài chính.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đề nghị giám đốc, thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương thành lập ban chỉ đạo kiểm kê; đồng thời xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn và tiến độ hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm trong Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội.
News
Nữ diễn viên gây “ứ;c ch;ế nhất” VTV: Nhan sắc đời thực xinh đẹp, hạnh phúc bên chồng là lãnh đạo Nhà hát kịch
Nữ diễn viên Huyền Sâm trong “Hoa sữa về trong gió” đảm nhận vai Thuận – người mẹ khắc nghiệt với con gái khiến cư dân mạng phẫn nộ, thậm chí gọi cô là “nữ diễn viên bị ghét nhất…
Con b;;ất h;;iếu, bố mẹ đã cho đất thì có đ;;òi lại được không?
Nếu bố mẹ cho con đất theo hợp đồng cho tặng có điều kiện thì có thể đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu con không thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc. Bố mẹ…
Một thông tin quan trọng về đất đai chỉ có mức phí khai thác chưa tới giá 1/3 bát phở
Từ 1/8/2024, người dân chỉ mất phí 10.000 đồng là có thể khai thác và sử dụng một thông tin quan trọng về đất đai. Giá đất là gì? Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân…
Hiện trạng đường Lê Quang Đạo kéo dài ra sao sau 2 năm thi công?
Dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối 2 quận phía Tây Nam Hà Nội là Nam Từ Liêm và Hà Đông với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, đang tất bật thi công sau “lỡ hẹn”…
Diện mạo tỉnh đầu tiên không còn hộ ngh;;èo, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 6 năm nữa
“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương là địa phương duy nhất trên cả nước không còn hộ nghèo. Hiện Bình Dương sẽ phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030. Bình Dương là một…
Ngắm cây cầu dây văng hình búp sen ở Nam Định, trị giá 1.200 tỷ, chuẩn bị được thông xe trong vài tháng tới
Dự án cầu qua sông Đào gồm 16 nhịp, tổng chiều dài 1,6 km. Phần cầu chính có hai trụ tháp được mô phỏng hình búp sen bằng bê tông cốt thép. Dự kiến, cầu sẽ được thông xe kỹ…
End of content
No more pages to load