×

Việt Nam sắp làm tuyến đường sắt 6,3 tỷ USD, dài 554km xuyên biên giới tới thủ đô nước láng giềng?

Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu nghiên cứu, sớm triển khai tuyến đường sắt nối Việt Nam với thủ đô của nước láng giềng ASEAN.

Sớm triển đường sắt nối Viêng Chăn (Lào) – Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 – phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 6 trong năm 2024.

Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ nghiên cứu các cơ chế để chuyển giao công nghệ, xây dựng ngành công nghiệp đường sắt theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị. Đặc biệt, cần nghiên cứu, sớm triển khai tuyến đường sắt kết nối Viêng Chăn (Lào) – Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Đây là dự án quan trọng, nằm trong tổng thể dự án đường sắt Việt – Lào, là một trong những ưu tiên của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, được thể hiện trong quá trình triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng.

Tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng có tổng chiều dài 554,7 km trải dài lãnh thổ 2 nước Lào và Việt Nam. Dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435 mm, vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Việt Nam sắp làm tuyến đường sắt 6,3 tỷ USD, dài 554km xuyên biên giới tới thủ đô nước láng giềng?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa quá trình xây dựng đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng bằng ứng dụng AI ChatGPT

Dự án gồm 8 nhà ga (một ga chính, 7 ga trung gian), đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP. Công nghệ tàu điện khí hóa tốc độ cao hoặc chạy bằng động cơ diezen.

Đáng chú ý, dự án đường sắt Việt – Lào, đoạn Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Viên Chăn – Vũng Áng đã nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Tiềm năng của đường sắt Việt – Lào

Khi tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng chính thức đi vào hoạt động, giao thương hàng hóa từ Việt Nam đến các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp dỡ nhanh hơn, thuận tiện hơn. Qua đó, thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Tuyến đường sắt trên kết nối Viêng Chăn tới cảng Vũng Áng sẽ tiếp tục đấu nối với tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí là châu Âu.

Hơn nữa, tuyến này còn giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng. Qua đó, giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo lợi thế rộng mở cho các doanh nghiệp Việt – Lào hợp tác phát triển các lĩnh vực nhiều tiềm năng.

Việt Nam sắp làm tuyến đường sắt 6,3 tỷ USD, dài 554km xuyên biên giới tới thủ đô nước láng giềng?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa khách du lịch chờ lên chuyến tàu Viêng Chăn – Vũng Áng bằng ứng dụng AI ChatGPT

Việc xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn – cảng Vũng Áng của Việt Nam là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế biển của Việt Nam.

Trên thực tế, cảng Vũng Áng là cảng có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Cảng Vũng Áng có thể trở thành một trung tâm logistic quốc tế, phục vụ không chỉ Việt Nam và Lào mà còn các nước trong khu vực Đông Nam Á, góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics của khu vực.

Ngoài ra, tuyến đường sắt này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách từ Lào và các quốc gia khác đến thăm quan và nghỉ dưỡng tại các bãi biển ở miền Trung Việt Nam, đặc biệt là tại các khu du lịch ven biển gần cảng Vũng Áng. Việc dễ dàng di chuyển xuyên biên giới sẽ thúc đẩy phát triển các tour du lịch liên kết giữa Việt Nam và Lào, tăng cường giao lưu văn hóa và quảng bá du lịch.

Như vậy, tuyến đường sắt Việt – Lào qua cảng Vũng Áng không chỉ có tiềm năng lớn về mặt kinh tế mà còn mang lại lợi ích to lớn về mặt xã hội, môi trường và an ninh. Việc đầu tư và phát triển tuyến đường sắt này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện cho cả hai quốc gia.

Lào đã có tuyến đường sắt nào kết nối xuyên quốc gia chưa?
Trước dự án đường sắt Việt – Lào, quốc gia láng giềng Việt Nam đã hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt xuyên biên giới kết nối với Trung Quốc – dự án mang tính bước ngoặt trong hợp tác giữa 2 quốc gia.

Tuyến đường sắt Lào – Trung trị giá 6 tỷ USD được khánh thành vào ngày 3/12/2021. Chiều dài toàn tuyến từ thủ đô Viêng Chăn tới TP Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) là 1.035km, bao gồm 422km qua lãnh thổ Lào.

Việt Nam sắp làm tuyến đường sắt 6,3 tỷ USD, dài 554km xuyên biên giới tới thủ đô nước láng giềng?- Ảnh 3.

Hành khách trải nghiệm tàu khách tốc độ cao đi Trung Quốc tại ga Viêng Chăn (Lào). Ảnh: Tân Hoa Xã

Với tốc độ tối đa 160km/h, tuyến đường sắt đã kéo giảm thời gian di chuyển đáng kể từ Thủ đô của Lào tới biên giới Trung Quốc xuống còn 3 giờ đồng hồ, thay vì hơn 48 giờ như trước.

Theo công ty đường sắt Lào – Trung Quốc, kể từ khi được đưa vào khai thác vào cuối năm 2021, đường sắt này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển thương mại, du lịch xuyên biên giới giữa hai nước cùng một số nước trong ASEAN. Chuyến tàu đã vận chuyển tổng cộng 19 triệu lượt hành khách và 24 triệu tấn hàng hóa đến hơn 10 quốc gia và khu vực .

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News