×

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được “thần đèn” di chuyển hơn 100m, gia chủ tiết kiệm vài trăm triệu

Ngôi nhà 2 tầng mới xây, trọng lượng khoảng 500 tấn đã được “thần đèn” di chuyển đến vị trí đất của chủ mới, cách khoảng 100m.

Ngôi nhà 2 tầng thuộc diện giải phóng mặt bằng

Anh Dũng (ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) vừa xây xong ngôi nhà 2 tầng khang trang, đưa vào sử dụng được vài tháng thì nhận tin ngôi nhà thuộc diện giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định.

Thấy tiếc nếu như ngôi nhà bị đập bỏ nên anh Nguyễn Văn Thuế (ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã quyết định mua lại ngôi nhà của anh Dũng và di dời đến vị trí đất mới của anh, cách đó khoảng hơn 100m.

Để giữ nguyên được kết cấu và hình dáng ngôi nhà, anh Thế đã thuê đội thợ “thần đèn” từ tỉnh Đồng Tháp ra để thực hiện di dời.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Ngôi nhà được “thần đèn” di dời nhìn từ trên cao.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Ngôi nhà đã được di chuyển đi quãng đường 100m theo hình chữ U.

Công trình di dời bắt đầu được thực hiện từ tháng 6/2024. Ngôi nhà của anh Thuế có diện tích mặt bằng là 127m2, thiết kế 2 tầng, ước tính trọng lượng 500 tấn, di chuyển hình chữ U với góc xoay 180 độ để đặt vào vị trí mới.

Theo ông Phạm Phước Lễ (quê ở Đồng Tháp), thành viên đội di dời ngôi nhà, để di dời một ngôi nhà từ vị trí A đến vị trí B là câu chuyện không hề đơn giản.

Đầu tiên, đội thợ phải kích ngôi nhà lên để xử lý điểm tựa, gia cố chân móng, sau đó cắt từng trụ cột, dùng kích thủy lực tôn ngôi nhà lên khỏi mặt đất. Tiếp theo, đội thợ đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào phục vụ việc di dời.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Ngôi nhà có diện tích mặt sàn 127m2, thiết kế hình chữ U.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Anh Thuế đã mua lại ngôi nhà từ chủ cũ rồi di dời đến phần đất của mình.

Suốt quá trình, đội thợ phải tính toán kỹ lưỡng, liên tục gia cố, kiểm tra gỗ chèn dưới các trụ nhà và các con lăn. Mỗi ngày ngôi nhà có thể di chuyển được khoảng 20m nếu đi đường thẳng và 6m nếu di chuyển góc xoay.

Đội thợ cũng gặp khá nhiều khó khăn trong lúc di dời ngôi nhà, nhất là những đoạn quay góc 90 độ phải làm 2 lần, khu vực các bên xung quanh có chướng ngại vật như: Trụ điện, nhà dân, bờ sông,… nên cần cân chỉnh chính xác tuyệt đối từng điểm xê dịch. Nếu bị sụt lún trong quá trình di chuyển, đội thợ sẽ gia cố lại mới tiếp tục làm.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Gia chủ thuê đội “thần đèn” từ Đồng Tháp ra thực hiện di dời nhà.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Công trình bắt đầu được thi công từ tháng 6 vừa qua.

Một tổ đội thực hiện di dời nhà thông thường cần khoảng 5-6 người, có thời điểm cần đến 15 người. Tùy vào tải trọng và kết cấu nhà sẽ có lượng người tương đương với thiết bị kích. Những người thợ đều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thợ xây, xử lý nhà nghiêng, sụt lún.

Gia chủ tiết kiệm được vài trăm triệu đồng

Sau hơn 4 tháng thi công, công trình đã cơ bản hoàn thành khiến anh Thuế cảm thấy rất yên tâm.

Người đàn ông nói thêm, để xây một ngôi nhà mới với diện tích tương tự sẽ tốn chi phí khoảng 2 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí anh thuê “thần đèn” di dời nhà hết 600 triệu đồng, cộng cả chi phí làm móng nhà và các chi phí khác, anh Thuế vẫn tiết kiệm được vài trăm triệu đồng.

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Cận cảnh ngôi nhà 2 tầng ở Nam Định được

Việc di dời thành công ngôi nhà giúp anh Thuế tiết kiệm được vài trăm triệu đồng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2024 News