Bệnh viện (BV) Bạch Mai là tuyến cuối nơi quy tụ các chuyên khoa đầu ngành nên luôn trong tình trạng quá tải. Việc từ ngày 1/7/2024 bắt đầu thay đổi giờ làm việc tại Khoa khám bệnh khiến tờ mờ sáng đông nghịt bệnh nhân đã chen chân chờ…
5h00 sáng ngày 10/7, chúng tôi có mặt tại Khoa khám bệnh BV Bạch Mai để ghi nhận thực tế những gì đang diễn ra ở đây. Cảnh tượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xếp hàng, chen lấn và vật vờ đợi đến giờ vào khám, khiến bất cứ ai cũng cảm thấy mệt mỏi.
Từ tờ mờ sáng đã có rất nhiều bệnh nhân có mặt
Khoảng 5h20 cùng ngày, người dân bắt đầu đứng xếp hàng đông nghịt
Vì một số lý do cá nhân nên nhiều người lựa chọn khám tự nguyện
Nam thanh niên quê ở Hà Nam đưa bà ngoại lên BV Bạch Mai tái khám, cho biết: “3 giờ sáng tôi thuê xe chở bà ngoại lên đây để khám lại, cách đây hơn một tháng bà ngoại tôi phải cấp cứu sau đó được xuất viện về nhà uống thuốc bệnh gan và thận, hôm nay gia đình đưa bà lên khám lại”, nam thanh niên cho biết đẩy bà trên chiếc xe lăn xếp hàng từ 5h sáng nhưng vì quá ngột ngạt nên nhờ người quen “xí chỗ”, còn cụ bà được đưa ra bên ngoài sân nghỉ ngơi.
Cũng xếp hàng từ rất sớm, cụ ông 80 tuổi, quê ở Bắc Giang cầm hồ sơ bệnh án bất lực ngồi giữa đám đông, chia sẻ: “Tôi đi khám bệnh lần thứ hai, lần trước ai đến sớm sẽ được vào bên trong và tự tìm chuyên khoa, nhưng lần này phải chờ đợi bên ngoài thế này, mệt mỏi quá trời. Đây mới là lượt ban đầu, vào bên trong trước cửa các khoa vẫn phải xếp hàng, chờ đợi chưa biết đến khi nào mới đến lượt mình”, cụ ông nói.
Khoảng 5h30, người dân xếp hàng chật kín lối vào
Các dãy ghế chờ kín người nên nhiều bệnh nhân phải đứng chờ phía ngoài
Ông N. (71 tuổi) cùng bạn của mình đến Bệnh viện Bạch Mai tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Mặc dù đã đi khám nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên ông N. thấy bệnh viện hơn 6h00 mới mở cửa.
“Tôi với ông ấy cứ 1 tháng là đến bệnh viện tái khám một lần. Bạn tôi khỏe hơn nên đỡ vất vả. Tôi sức khỏe yếu, bước được 3 bậc lên cầu thang thì phải dừng lại để nghỉ ngơi. Nay đến thấy đông quá nên chúng tôi chỉ đứng ngoài, sức khỏe yếu thì không thể xếp hàng được”, ông N. cho hay.
Kinh nghiệm tránh giờ cao điểm của những bệnh nhân lâu năm
Theo thông báo của BV Bạch Mai, từ ngày 1/7/2024 bắt đầu thay đổi giờ làm việc tại Khoa khám bệnh, mở cửa lúc 6h15, các bác sĩ sẽ bắt đầu làm việc từ lúc 6h30 phút cùng ngày.
Khoảng hơn 6h00, ngay khi bệnh viện mở cửa, các bệnh nhân xếp hàng nối tiếp nhau thành hàng dài đi lên phòng khám
Khung giờ thay đổi muộn hơn so với thời gian trước ngày 1/7 không nhiều, nhưng số lượng bệnh nhân chen lấn và nêm chặt tạo thành một khung cảnh vô cùng ngột ngạt.
Theo ghi nhận, lúc 6h kém vài phút, nhiều người xếp hàng giữa đám đông la ó, yêu cầu bệnh viện mở cửa sớm. Lúc này, cánh cửa phòng khám được bảo vệ mở ra để dòng người đi vào và được nhân viên hướng dẫn đến các chuyên khoa.
Khoảng 10 phút sau khi bệnh viện mở cửa, tại lối đi của các phòng khám đã ken cứng bệnh nhân chen chân để lấy số
Anh A. (30 tuổi, quê Hải Dương) suốt 6 năm qua đều đặn đến bệnh viện để xét nghiệm máu, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Để được khám sớm, anh phải dậy từ 4h00 sáng để bắt xe đi Hà Nội.
“Thường tôi xuống tới bệnh viện là khoảng 5h30, lúc đó bệnh viện đã mở cửa để người dân vào bên trong. Tôi đến sớm chờ lấy số để được khám trước, xong ngồi chờ đến trưa để lấy kết quả rồi bắt xe về quê, chứ nhiều người đi muộn là phải chờ đến chiều mới có kết quả. Mọi lần, khi tôi đến đây đều đã mở cửa cho bệnh nhân vào, không biết sao hôm nay gần 6h00 vẫn chưa thấy mở cửa”, anh A. chia sẻ.
Trong khi đó ông Vũ Mậm, 70 tuổi quê ở Bắc Giang là bệnh nhân đi bệnh viện như đi chợ, chia sẻ, hôm nay đến Hà Nội theo lịch khám lại, ông Mậm đủng đỉnh ngồi cuối đám đông chia sẻ: “Tôi đã có kinh nghiệm nên không việc gì phải chen lấn vào tâm lý đám đông. Bởi vì chen lấn xếp hàng ở vòng ngoài cùng này xong đi vào bên trong vẫn phải lên các tầng để xếp hàng ở các phòng khám chuyên khoa một lần nữa nên không vội gì nhanh hay chậm chỉ vài phút”, ông Mậm cho rằng, ở vòng ngoài cùng quá đông vì số lượng những bệnh nhân này là gộp lại của tất cả các chuyên khoa, ai cũng muốn được vào khám sớm nhất nên tập trung đông.
Người dân mệt mỏi nghỉ ngơi tại ghế đá để chờ lấy kết quả sau khi đã được khám
Cũng rất nhiều kinh nghiệm do thường xuyên đưa mẹ già đến bệnh viện, anh Trần Văn Nam (Phú Xuyên, Hà Nội) chia sẻ: “Đằng nào đi khám bệnh cũng mất một ngày, nếu có điều kiện thì sang khu khám theo yêu cầu, các bác sĩ làm việc từ sớm. Nhưng do mẹ mình khám theo bảo hiểm và khám thường, sáng sớm ở nhà cứ thong thả bắt xe đưa bà đi, khi đến nơi thì lượng bệnh nhân xếp hàng đã vãn, mẹ mình ở số thứ tự cuối. Như vậy sẽ không phải xếp hàng mà vẫn được các bác sĩ thăm khám”, anh Nam chia sẻ.
Một trong những kinh nghiệm được các bệnh nhân và chuyên khoa chia sẻ quy trình nhằm tránh mất thời gian đối với những bệnh nhân khám đại tràng và dạ dày. “Tôi được người quen là bác sĩ hướng dẫn uống thuốc ‘làm sạch ruột’, mua sẵn cùng mấy chai nước mang theo đến bệnh viện ngồi cạnh khu vệ sinh. Đây là thời gian chờ, khi đến lượt khám các bác sĩ chỉ định làm các thủ thuật sẽ không phải mất thêm nhiều thời gian nữa”, một bệnh nhân chia sẻ.
News
Nữ diễn viên gây “ứ;c ch;ế nhất” VTV: Nhan sắc đời thực xinh đẹp, hạnh phúc bên chồng là lãnh đạo Nhà hát kịch
Nữ diễn viên Huyền Sâm trong “Hoa sữa về trong gió” đảm nhận vai Thuận – người mẹ khắc nghiệt với con gái khiến cư dân mạng phẫn nộ, thậm chí gọi cô là “nữ diễn viên bị ghét nhất…
Con b;;ất h;;iếu, bố mẹ đã cho đất thì có đ;;òi lại được không?
Nếu bố mẹ cho con đất theo hợp đồng cho tặng có điều kiện thì có thể đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu con không thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc. Bố mẹ…
Một thông tin quan trọng về đất đai chỉ có mức phí khai thác chưa tới giá 1/3 bát phở
Từ 1/8/2024, người dân chỉ mất phí 10.000 đồng là có thể khai thác và sử dụng một thông tin quan trọng về đất đai. Giá đất là gì? Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân…
Hiện trạng đường Lê Quang Đạo kéo dài ra sao sau 2 năm thi công?
Dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối 2 quận phía Tây Nam Hà Nội là Nam Từ Liêm và Hà Đông với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, đang tất bật thi công sau “lỡ hẹn”…
Diện mạo tỉnh đầu tiên không còn hộ ngh;;èo, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 6 năm nữa
“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương là địa phương duy nhất trên cả nước không còn hộ nghèo. Hiện Bình Dương sẽ phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030. Bình Dương là một…
Ngắm cây cầu dây văng hình búp sen ở Nam Định, trị giá 1.200 tỷ, chuẩn bị được thông xe trong vài tháng tới
Dự án cầu qua sông Đào gồm 16 nhịp, tổng chiều dài 1,6 km. Phần cầu chính có hai trụ tháp được mô phỏng hình búp sen bằng bê tông cốt thép. Dự kiến, cầu sẽ được thông xe kỹ…
End of content
No more pages to load