6 tháng sau khi qua đời, người nghệ sĩ này được đặc cách truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Cho đến nay, mỗi khi nhắc đến ông, khán giả vẫn không khỏi xúc động nhớ về một “bác trưởng thôn” gần gũi, bình dị, luôn mang tiếng cười đến cho mọi người.

Năm 2013, làng hài miền Bắc nói riêng, showbiz Việt nói chung bàng hoàng trước sự ra đi của nghệ sĩ Văn Hiệp. Ông là một trong số ít những người nghệ sĩ để lại ký ức khó quên trong lòng khán giả sau khi ra đi.

Năm 12 tuổi, nghệ sĩ Văn Hiệp bén duyên với nghệ thuật nhờ vai diễn trong “Lỳ và Sáo” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ông là một trong những sinh viên tốt nghiệp kháo diễn viên đầu tiên ở trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, Văn Hiệp được nhận về công tác ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau này, từ 1963 – 1990, ông làm việc tại Nhà hát Kịch Trung ương rồi chuyển sang Cục Văn hóa Thông tin (Bộ VHTTDL).

nghe-si-van-hiep-3

Hàng chục năm trong nghề, nghệ sĩ Văn Hiệp diễn rất nhiều vai, nhưng ông để lại ấn tượng nhất trong lòng khán giả nhờ những vai nông dân chất phác, hiền lành. Đặc biệt nhất vẫn phải kể đến series tiểu phẩm hài về Trưởng thôn Văn Hiệp cùng dàn nghệ sĩ như Quang Tèo, Giang Còi trong “Gặp nhau cuối tuần” của VTV3. Vai diễn bác trưởng thôn đã làm nên hình ảnh khó quên về ông trong lòng nhiều khán giả.

nghe-si-van-hiep-5

Năm 2002, sau khi đã về hưu, nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn miệt mài cống hiến cho nghệ thuật. Đến trước khi qua đời, đáng tiếc là ông vẫn chưa có một danh hiệu nào, dù đã 3 lần làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Lý do Văn Hiệp trượt danh hiệu l à vì thiếu huy chương.

Nói về trường hợp nghệ sĩ Văn Hiệp, NSND Khải Hưng từng chia sẻ: “Bản thân tôi từng làm thành viên trong Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nên tôi biết theo luật thì nghệ sĩ Văn Hiệp không thể được truy tặng danh hiệu nhưng với những trường hợp đặc biệt cần có sự động viên. Chúng ta làm ra luật thì phải có những điều chỉnh về luật. Việc áp dụng luật vào một vài trường hợp hiện nay không chính xác hoặc hơi cứng nhắc”.

nghe-si-van-hiep-6

nghe-si-van-hiep-7

Cuối cùng, chính NSND Khải Hưng đã đứng ra soạn thảo một lá đơn trình lên Chủ tịch nước, đề nghị truy tặng danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Trong lá đơn có chữ ký của khoảng 150 người đã ký khi đến viếng nghệ sĩ Văn Hiệp. Sau đó, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng đã có một lá đơn tương tự trình lên Bộ VHTTDL đề nghị đặc cách phong tặng danh hiệu NSƯT cho nghệ sĩ Văn Hiệp.

nghe-si-van-hiep-1

Tháng 9/2013, tròn 6 tháng sau khi nghệ sĩ Văn Hiệp mất, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho Văn Hiệp vì những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Vào ngày 10/10/2013, tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra Lễ truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Tính đến hiện tại, nghệ sĩ Văn Hiệp là nghệ sĩ hài duy nhất được truy tặng danh hiệu NSƯT.