Dự án và các đoàn tàu metro Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao vừa được Tư vấn quốc tế cấp chứng nhận an toàn.

Các đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội được cấp chứng nhận an toàn hệ thống
Trưa 12/7, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) – cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã được liên danh Tư vấn là Apave – Bureau Veritas – Certifer (viết tắt Tư vấn ABC) của Pháp cấp chứng nhận an toàn hệ thống.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Thông tư 15 – Bộ GTVT), trước khi các dự án đường sắt đô thị đi vào hoạt động, ngoài tư vấn của nhà thầu, tư vấn của chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu thì dự án phải được tư vấn quốc tế (hoạt động độc lập) đánh giá, cấp chứng nhận an toàn. “Vì vậy, đây là khâu thực hiện, trình tự pháp lý cực kỳ quan trọng của dự án để vận hành thương mại tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội”, đại diện MRB Hà Nội nhấn mạnh.

Đại diện Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đoạn đi trên cao của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội dài 8,5km, hiện đã hoàn thành toàn bộ công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và thử nghiệm tích hợp hệ thống.

8 nhà ga trên cao và Depot Nhổn của dự án đã được công nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy từ Cục Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ – Bộ Công an. Toàn bộ 10 đoàn tàu của dự án cũng đã được kiểm định kỹ thuật…

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 1.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 2.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 3.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 4.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 5.

Hết tháng 6, tiến độ thi công đoạn trên cao metro đoạn Nhổn – ga Hà Nội đã đạt 100%- Ảnh: MRT

Với việc hoàn thiện những khâu quan trọng cuối cùng, tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội hứa hẹn sẽ chính thức vận hành thương mại vào cuối tháng 7. Phía Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tất cả đơn vị tiếp nhận, vận hành là Công ty Hanoi Metro đều đã sẵn sàng.

“Chủ đầu tư đã hướng dẫn, đào tạo về nghiệp vụ cho 353 nhân sự của công ty vận hành là Hanoi Metro sẵn sàng tiếp nhận, vận hành các đoàn tàu ở đoạn trên cao khi được đưa vào hoạt động thương mại”, Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Bá Sơn, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội hôm 12/7.

Đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội được thiết kế mới nhất theo tiêu chuẩn châu Âu với phong cách sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu người Việt.

Các đoàn tàu được trang bị đầy đủ các tiện nghi như điều hòa không khí, thông gió, hệ thống phát thanh hành khách, hệ thống camera, hệ thống phát hiện cháy và khói độc lập, đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm…

Tuyến metro hơn 10 lần lỡ hẹn
Dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội (Metro Nhổn – ga Hà Nội) dài 12,5km với 12 ga, trong đó có 8,5km đi trên cao, 4km đi ngầm được phê duyệt lần đầu tiên năm 2006 với tổng mức đầu tư dư án hơn 18.000 tỷ đồng, do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo quyết định phê duyệt dự án vào năm 2006, Hà Nội dự kiến khởi công năm 2006 để hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, phải tới tháng 9/2010 dự án mới chính thức được khởi công và tiến độ được lùi tới năm 2015.

Từ đó, dự án liên tục phải lùi thời gian lần lượt sang các năm 2016, 2017 và 2018.

Đến năm 2018, dự án mới thực hiện được khoảng 41% khối lượng công việc nên lại tiếp tục lùi tiến độ. Năm 2019, Hà Nội tách độc lập phần trên cao và đoạn đi ngầm. Trong đó, phần trên cao dự kiến khai thác cuối năm 2021 và đoạn ngầm cuối năm 2022.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 6.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 7.

Các đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao vừa được cấp chứng nhận an toàn – Ảnh: MRT

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những vướng mắc ở gói thầu CP05 nên cuối năm 2021, dự án đoạn trên cao tiếp tục chậm trễ và được lùi đến cuối năm 2022.

Sau đó, UBND TP Hà Nội sau đó đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xin điều chỉnh thời gian đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao dự án vào tháng 8/2023.

Trong một lần trả lời cử tri tháng 11 năm 2023, đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi vận hành thử cuối năm 2023, đoạn trên cao thuộc metro Nhổn – ga Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác thương mại dịp 30/4 – 1/5/2024.

Dấu mốc đặc biệt từ tuyến metro 34.826 tỷ đồng hơn 10 lần lỡ hẹn ở Hà Nội- Ảnh 8.

Tuyến metro dài 12,5km với 8,5km đi trên cao, 4km đi ngầm – Ảnh: MRT

Đến hết tháng 6/2024, tiến độ thi công đoạn trên cao thuộc tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đã đạt 100% khối lượng. 8 nhà ga trên cao và depot Nhổn đã được công nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. 10 đoàn tàu được đăng kiểm và dán tem. Các thiết bị tại nhà ga và depot cũng được dán tem kiểm định theo quy định. Tư vấn Systra đã cấp Chứng chỉ nghiệm thu bàn giao hoàn thành (TOC) cho từng gói thầu.

Nhưng đến đầu tháng 7 năm nay, metro Nhổn – ga Hà Nội vẫn chưa thể vận hành thương mại đoạn trên cao do chưa được cấp chứng nhận an toàn hệ thống.

Sau nhiều lần lỡ hẹn, tổng mức đầu tư cho dự án cũng đã tăng từ hơn 18.000 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê dân số trung bình của Tổng cục Thống kê thì hiện nay, Thành phố Hà Nội có khoảng hơn 8,4 triệu người, đứng thứ hai của cả nước, sau TP Hồ Chí Minh. Hà Nội cũng là thành phố có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước.