Quốc lộ 13 (Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ được mở rộng lên 60m theo hình thức BOT (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao). Khi hoàn thành, một đô thị rộng gần 2 km2 với 45.000 dân sẽ được hưởng lợi.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 1.

Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương và các khu vực lân cận. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 bắt đầu từ cầu Bình Triệu đến đường giáp ranh tỉnh Bình Dương với tổng chiều dài gần 6 km. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 14.000 tỷ đồng (khoảng 2.300 tỷ đồng/km). Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 9.400 tỷ đồng.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 2.

Hiện tại, quốc lộ 13 có bề rộng mặt đường giao động từ 18-24 m. Trong khi quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nên lưu lượng xe rất lớn tuy nhiên cơ sở hạ tầng lại không đáp ứng được nhu cầu, việc nâng cấp và mở rộng quốc lộ 13 là rất cần thiết.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 3.

Hiện nhiều đoạn đường bị xuống cấp, mặt đường không bằng phẳng, chắp vá. Hệ thống biển báo giao thông và thoát nước tại một số đoạn còn thiếu hoặc chưa đạt tiêu chuẩn dẫn đến nguy cơ ngập úng và tai nạn giao thông. Bên cạnh đó còn thiếu làn đường dành riêng cho người đi xe máy và đi bộ. Trong tương lai, những vấn đề này sẽ được giải quyết khi tuyến đường mở rộng lên 53-60 m, quy mô 8 làn xe. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 2025-2028.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 4.

Dự án là một trong 5 dự án nâng cấp, mở rộng đường bộ hiện hữu được thực hiện theo hình thức đầu tư BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: mở rộng quốc lộ 13 (đoạn cầu Bình Triệu đến gần tỉnh Bình Dương), quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến ranh tỉnh Long An), quốc lộ 22 (từ ngã tư An Sương đến vành đai 3), trục đường Bắc – Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành), cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến Nguyễn Văn Linh).

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 5.

Đây là hình thức kết hợp sự tham gia của cả nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm về quy hoạch, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ về pháp lý. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư vốn và tham gia vào công tác xây dựng. Đây là một mô hình phổ biến và hiệu quả, giúp huy động nguồn lực từ xã hội và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 6.

Được biết, đường quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu vượt Bình Phước trước đây thuộc dự án cầu Bình Triệu 2, được hình thành từ năm 2001 theo hình thức BOT. Tuy nhiên, dự án chưa được triển khai bởi hợp đồng BOT sau đó bị dừng thực hiện trên tuyến đường hiện hữu.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 7.

Khi tuyến đường được mở rộng, nhiều dự án bất động sản sẽ hưởng lợi khi nằm ngay trên trục đường chính quốc lộ 13. Giao thông thuận lợi sẽ giúp cư dân ở đây di chuyển đến các khu vực khác nhanh chóng. Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ cũng sẽ phát triển hơn vì dễ dàng vận chuyển hàng hoá và tiếp cận thị trường.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 8.

Dự án hoàn thành sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể, từ việc cải thiện lưu thông giao thông, nâng cao an toàn cho người tham gia giao thông đến việc nâng cấp hạ tầng và tăng giá trị kinh tế cho khu vực. Điều này không chỉ giúp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các khu vực lân cận.

Đoạn quốc lộ sắp được gần 14.000 tỷ để mở rộng, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bình Dương- Ảnh 9.

Bên cạnh đoạn chưa được nâng cấp thì quốc lộ 13 đoạn từ cầu Vĩnh Bình đến ngã tư Lê Hồng Phong (Bình Dương) dài 14km đã được mở rộng lên 8 làn xe (53-60m). Đoạn đường có hệ thống hạ tầng hiện đại bao gồm đường sá, cầu vượt, hầm chui, đèn chiếu sáng, biển báo giao thông đầy đủ và hệ thống thoát nước tốt. Ngoài ra còn có làn đường riêng cho người đi xe máy và người đi bộ khiến giao thông thông thoáng, giảm ùn tắc kể cả trong giờ cao điểm.