Theo đó, trung bình trên mỗi km, giá vé đường sắt cao tốc Bắc – Nam có giá vé cạnh tranh và thấp hơn nhiều so với các nước.
Tại dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, theo Chính phủ, tổn mức đầu tư dự án khoảng 67,3 tỷ USD.
Trong đó, ước tính các hạng mục chi phí bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 150.000 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 974.500 tỷ đồng; chi phí phương tiện đầu máy toa xe khoảng 110.376 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác khoảng 162.731 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 260.783 tỷ đồng; chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 55.438 tỷ đồng. Đồng thời, dự án 1.541km khi đưa vào hoàn thành vào năm 2035 ước tính có thể giúp GDP tăng bình quân 0,97%/năm.
Giá vé dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ rơi vào khoảng 75% giá vé trung bình của hàng không giá rẻ và phổ thông.
Theo đó, để phù hợp với khả năng chi trả, thu hút hành khách, vé đường sắt tốc độ cao chia làm 3 mức giá tương ứng với các đối tượng, mức độ tiện nghi khác nhau.
Hiện mức này được đưa ra dựa trên cơ sở tham khảo giá vé bình quân của VietnamAirlines và Vietjet – hai hãng hàng không có thị phần lớn nhất trong nước. Trong đó, mỗi km vé hạng nhất dự kiến là 0,18 USD (~1.050 VND) (khoang VIP), hạng hai 0,074 USD (~1.760 VND) và hạng ba là 0,044 USD (~4.300 VND).
Như vậy, tính trên chặng Hà Nội – TP HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng.
“Giá vé đề xuất không có sự khác biệt lớn với các nước có điều kiện tương đồng Việt Nam”, dự thảo tờ trình nêu và so sánh với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Kinh – Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta – Bandung (Indonesia) và Tohoku (Nhật Bản).
Nhật Bản
Là quốc gia đầu tiên trên thế giới có tuyến đường sắt cao tốc thương mại đầu tiên trên thế giới – Tokaido Shinkansen – nối hai trung tâm kinh tế lớn của nước này là Tokyo và Osaka, hoạt động trên đường ray xây riêng với tốc độ khoảng 320 km/h. Tuyến này hoạt động năm 1964, mục tiêu ban đầu là kết nối các vùng xa xôi với thủ đô, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội.
Dù vậy, tuyến dài nhất tại đây là Tohoku Shinkansen, nối Tokyo với thành phố Aomori, với tổng chiều dài tuyến là 674 km. Giá vé cho tuyến này chia làm 3 hạng. Thấp nhất là 17.470 yen, ghế hạng nhất là 23.540 yen và ghế Gran Class là 28.780 yen. Giá vé đường sắt cao tốc tại Nhật Bản bình quân 2.795.000 VND, 3.766.000 VND và 4.604.000 VND, tương ứng với từng hạng ghế. Giá vé đường sắt cao tốc tại Nhật Bản bình quân 0,18 USD (~4.300 VND), 0,24 USD(~5.735 VND) và 0,3 USD (~7.410 VND), tương ứng với từng hạng ghế.
Đài Loan (Trung Quốc)
Đài Loan đã bắt đầu sử dụng hệ thống đường sắt tốc độ cao từ năm 2007, một phương tiện quan trọng trong việc kết nối các thành phố lớn trên đảo. Tuyến đường sắt tốc độ phổ biến nhất tại đây là tuyến từ Nam Cảng đến Tả Doanh, với tổng chiều dài là 345 km. Giá vé cho tuyến này được chia thành hai hạng chính: hạng thương gia và hạng phổ thông.
Tàu cao tốc Taiwan High Speed Rail (THSR)
Cụ thể, nếu tuyến đường này đi toàn bộ chiều dài, hành khách sẽ trả 1,530 tệ cho hạng phổ thông và 2,500 tệ cho hạng thương gia. Tính theo giá vé, chi phí trung bình cho hạng phổ thông khoảng 1.159.000 VND và 1.904.000 VND cho hạng thương gia. Trung bình theo km, hai hạng vé này lần lượt có giá 0,14 USD (~3.335 VND) và 0,23 USD (~ 5.480 VND).
Trung Quốc
Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về mạng lưới đường sắt cao tốc, với hơn 42.000 km đường ray trải dài khắp đất nước. Hành trình phát triển này bắt đầu từ một ý tưởng vào năm 1978, nhưng phải mất 30 năm sau đó, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên mới chính thức hoạt động. Sự thành công này có được nhờ vào việc hợp tác và chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu của Nhật Bản, Canada, Đức và Pháp.
Một trong những tuyến đường sắt cao tốc quan trọng và bận rộn nhất là tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải, với độ dài 1.318 km. Tuyến này kết nối hai khu vực kinh tế chính của Trung Quốc, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao thương giữa hai thành phố lớn này.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải được vận hành bởi hai loại tàu khác nhau, với tốc độ tối đa lên đến 350 km/h. Nhờ đó, thời gian di chuyển giữa hai thành phố đã được rút ngắn xuống dưới 5 giờ. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách, giá vé trên tuyến đường sắt này cũng được chia thành nhiều hạng khác nhau.
Hệ thống giá vé linh hoạt được áp dụng trên tuyến này, phản ánh các mức độ dịch vụ khác nhau. Từ hạng phổ thông với giá từ 570 đến 660 nhân dân tệ (tương đương 81-94 USD), đến hạng nhất dao động từ 960 đến 1.000 nhân dân tệ, và cao cấp nhất là hạng thương gia với mức giá từ 1.800 đến 2.300 nhân dân tệ. Tương đương 1.159.000 VND cho hạng phổ thông và hạng thương gia là 1.904.000 VND. Bình quân mỗi km, vé hạng thương gia có giá 0,2 USD (~1.430 VND), hạng nhất là 0,1 USD (~2.385 VND) và hạng 3 là 0,06 USD (~4.770 VND).
Hàn Quốc
KTX (Korea Train eXpress) là loại tàu nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. Hệ thống tuyến tàu KTX gồm có 4 tuyến chính là tuyến Gyeongbu, tuyến Honam, tuyến Gyeongjeon và tuyến Jeolla.
Với vận tốc trên 305 km/giờ và chỉ dừng ở các ga chính, thời gian di chuyển của bạn sẽ được rút ngắn đáng kể. Du khách ở Seoul có thể đến Busan chỉ trong 2 giờ 40 phút. Cũng như máy bay, ghế ngồi trên KTX được chia thành nhiều hạng vé, từ hạng phổ thông đến hạng sang. Nhìn chung, giá vé KTX cao hơn so với các loại tàu khác, với hành trình từ Seoul đến Busan có giá 50.000 KRW cho hạng phổ thông và 75.000 KRW cho hạng thương gia. Tương đương hạng phổ thông khoảng 1.000.000 VND và hạng thương gia là 1.500.000 VND. Tính giá vé trung bình km lần lượt là khoảng 0,11 USD/km (~2.620 VND) và 0,17 USD/km (~4.050 VND).
Indonesia
Là quốc gia đầu tiên vận hành đường sắt cao tốc tại Đông Nam Á, Indonesia với một tuyến duy nhất có tên Whoosh nối hai thành phố hàng đầu đất nước là Jakarta và Bangdung. Tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350km một giờ và đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển quãng đường 142km từ 2-3 giờ xuống chỉ còn 40 phút.
Theo thông tin trên website công ty điều hành hệ thống tàu cao tốc nước này, giá vé hiện tại là 225.000 rupiah cho hạng phổ thông, 450.000 rupiah hạng thương gia và 600.000 rupiah hạng nhất. Như vậy, giá vé hiện tại đối với từng hạng lần lượt là 351.000 VND, 702.000 VND và 936.000 VND. Tính trung bình, giá vé mỗi km lần lượt là 0,11 USD (~1.050 VND), 0,2 USD (~1.760 VND) và 0,28 USD (~4.300 VND).
Có thể nói, mức giá vé dự kiến của đường sắt cao tốc Việt Nam nằm trong khoảng giữa, không quá cao như Nhật Bản nhưng cũng không thấp như Indonesia. So với các nước có điều kiện kinh tế và quy mô thị trường tương đồng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, giá vé của Việt Nam có tính cạnh tranh. Mức này không có sự khác biệt lớn với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực, thậm chí còn rẻ hơn. Tuy nhiên, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vẫn đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị, chuyên gia để xem xét đầu tư. Vì vậy, để nói về giá vé tàu đường sắt tốc độ cao có giá cao hay thấp chưa thể so sánh được chính xác.
Bên cạnh đó, cần xem xét thêm các yếu tố khác như chất lượng dịch vụ, tiện ích đi kèm và chính sách giá vé linh hoạt để thu hút hành khách. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng và điều chỉnh giá vé phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và thành công của dự án.
Ngoài ra, Chính phủ các nước đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ cho người già, trẻ nhỏ. Chẳng hạn, tại Đài Loan (Trung Quốc), trẻ em, người khuyết tật và cao tuổi sẽ được giảm 50% giá vé. Hành khách đi theo nhóm cũng được giảm giá, nhưng không nhiều. Hay Nhật Bản cũng miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi; giảm nửa tiền vé cho trẻ 6-12 tuổi.