Dự kiến trong tương lai, TP. Hà Nội sẽ có sân bay quốc tế thứ hai tại huyện ngoại thành. Đây cũng có thể coi là cơ hội đầu tư lớn đối với những nhà đầu tư bất động sản.

Vị trí quy hoạch sân bay quốc tế thứ hai ở Hà Nội

Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, TP. Hà Nội sẽ triển khai xây dựng sân bay quốc tế thứ hai.

Theo đó, đồ án định hướng quy hoạch Cảng hàng không thứ 2 của Thủ đô thuộc huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên. Thành phố sẽ bố trí không gian phát triển Cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô tại khu vực tiếp giáp trục cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam và trục giao thông kinh tế phía Nam thuộc địa bàn một số xã thuộc huyện Ứng Hòa và Phú Xuyên.

Vị trí quy hoạch sân bay quốc tế thứ hai tại Hà Nội trên dự thảo bản đồ quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2045. Ảnh: Internet

Vị trí quy hoạch sân bay quốc tế thứ hai tại Hà Nội trên dự thảo bản đồ quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2045. Ảnh: Internet


Với vị trí này, sân bay quốc tế thứ 2 có ưu điểm nằm trên trục không gian phía Nam kết nối đô thị trung tâm với khu vực sân bay; liên kết với đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa. Từ đây, dự án có thể tạo động lực để phát triển khu vực phía Nam Thủ đô.

Theo thiết kế, sân bay quốc tế thứ 2 của Hà Nội đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, công suất 30 – 50 triệu hành khách/năm và một triệu tấn hàng hóa/năm; quy mô diện tích khoảng 1.500ha. Hướng đường cất hạ cánh dự kiến theo hướng 11 – 29. Hệ thống giao thông kết nối có 2 tuyến đường cao tốc, 2 tuyến đường trục đô thị, 1 tuyến đường sắt đô thị và tổ chức chạy tàu nội vùng trên hướng Bắc – Nam để kết nối.

Vị trí dự kiến triển khai dự án. Ảnh: Google Map

Vị trí dự kiến triển khai dự án. Ảnh: Google Map
Sân bay này cũng sẽ hỗ trợ cho sân bay Nội Bài khi đạt quy mô khoảng 50 triệu khách/năm, đáp ứng mục tiêu hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế tầm cỡ khu vực tại Hà Nội và TP. HCM.

Để tiến tới triển khai dự án trong tương lai, Hà Nội đưa ra một số nội dung nghiên cứu giải quyết như: Nâng đường trục kinh tế phía Nam lên đường cao tốc để phục vụ kết nối với sân bay thứ 2; bổ sung thêm tuyến đường sắt đô thị kết nối từ ga Hà Đông đến sân bay.

Dự án sân bay thứ hai tại Hà Nội có tác động lớn đến thị trường bất động sản khu vực. Ảnh minh họa

Dự án sân bay thứ hai tại Hà Nội có tác động lớn đến thị trường bất động sản khu vực. Ảnh minh họa
Song, vị chuyên gia này cũng cảnh báo, cách đầu tư trên chỉ áp dụng với những người có sẵn tiền mặt và muốn đầu tư dài hạn. Còn với những nhà đầu tư theo kiểu “lướt sóng” hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính, đây là thương vụ tiềm ẩn rủi ro cao.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, khu vực ngoại thành Hà Nội đang có hiện tượng giao dịch tăng trưởng cục bộ và đi ngang; giao dịch chủ yếu đến từ các sản phẩm có giá dưới 2 tỷ đồng. Mức giá này duy trì ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ, khoảng 5 – 10% so với đáy.

Về phân khúc đất nền, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đây là phân khúc được giao dịch nhiều nhất trong nửa đầu năm 2024. Lượng giao dịch và giá bán của phân khúc này có xu hướng gia tăng, quý sau cao hơn quý trước và cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.