Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 với tổng vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 5/7/2024 phê duyệt danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 gồm: Dự án Xây dựng Cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đương nối từ cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (Đường cao tốc Lào Cai – Lai Châu đoạn Cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa); Dự án Cảng cạn Đông Phố Mới; Dự án Cảng cạn Kim Thành – Bản Vược; Dự án Cảng cạn Cảng hàng không Sa Pa.
Tổng vốn đầu tư của cả 5 dự án nói trên là 20.000 tỷ đồng với diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Theo đó, dự án trọng điểm nhất chính là Cảng hàng không Sa Pa vị trí tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dự kiến Cảng Hàng không Sa Pa dự kiến được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4C. Giai đoạn 1 có công suất 1,5 triệu hành khách/năm và sân bay quân sự cấp II.
Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm. Diện tích sử dụng đất của dự án này lên đến 371 ha. Hiện Lào Cai đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án với 295,2 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 6.948,845 tỷ đồng.
Hiện nay, Lào Cai là tỉnh duy nhất cả nước có đầy đủ các loại hình giao thông kết nối với biên giới ngay tại tỉnh lỵ với đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đặc biệt trong tương lai, Lào Cai sẽ là địa phương hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Sân bay Sa Pa khi được đi vào hoạt động sẽ giúp kết nối với trung tâm kinh tế lớn của miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối đến một số sân bay quốc tế. Do vậy, việc triển khai xây dựng sân bay Sa Pa có ý nghĩa rất tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của vùng nói chung.
Sau khi đi vào sử dụng, cảng hàng không Sa Pa sẽ là sân bay lớn nhất Tây Bắc hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Tiếp theo là dự án đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (thuộc đường cao tốc Lào Cai – Lai Châu) có chiều dài khoảng 66km. Dự án có diện tích sử dụng đất 150ha (chưa giải phóng mặt bằng) và tổng mức đầu tư 13.000 tỷ đồng.
Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80 QCVM 115:2024/BGTVT có tốc độ thiết kế 80km/h (đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn có tốc độ thiết kế 60km/h).
18:57 PM | KINH TẾ VĨ MÔ
Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 với tổng vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 5/7/2024 phê duyệt danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 gồm: Dự án Xây dựng Cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đương nối từ cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (Đường cao tốc Lào Cai – Lai Châu đoạn Cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa); Dự án Cảng cạn Đông Phố Mới; Dự án Cảng cạn Kim Thành – Bản Vược; Dự án Cảng cạn Cảng hàng không Sa Pa.
Tổng vốn đầu tư của cả 5 dự án nói trên là 20.000 tỷ đồng với diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Theo đó, dự án trọng điểm nhất chính là Cảng hàng không Sa Pa vị trí tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dự kiến Cảng Hàng không Sa Pa dự kiến được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4C. Giai đoạn 1 có công suất 1,5 triệu hành khách/năm và sân bay quân sự cấp II.
Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm. Diện tích sử dụng đất của dự án này lên đến 371 ha. Hiện Lào Cai đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án với 295,2 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 6.948,845 tỷ đồng.
Hiện nay, Lào Cai là tỉnh duy nhất cả nước có đầy đủ các loại hình giao thông kết nối với biên giới ngay tại tỉnh lỵ với đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đặc biệt trong tương lai, Lào Cai sẽ là địa phương hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Sân bay Sa Pa khi được đi vào hoạt động sẽ giúp kết nối với trung tâm kinh tế lớn của miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối đến một số sân bay quốc tế. Do vậy, việc triển khai xây dựng sân bay Sa Pa có ý nghĩa rất tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của vùng nói chung.
Sau khi đi vào sử dụng, cảng hàng không Sa Pa sẽ là sân bay lớn nhất Tây Bắc hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Tiếp theo là dự án đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (thuộc đường cao tốc Lào Cai – Lai Châu) có chiều dài khoảng 66km. Dự án có diện tích sử dụng đất 150ha (chưa giải phóng mặt bằng) và tổng mức đầu tư 13.000 tỷ đồng.
Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80 QCVM 115:2024/BGTVT có tốc độ thiết kế 80km/h (đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn có tốc độ thiết kế 60km/h).
Dự án cảng cạn Đông Phố Mới có diện tích sử dụng đất 5ha là dự án thứ 3 tại TP. Lào Cai với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng. Dự án có các hạng mục chính gồm xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 65.000TEU/năm.
Bên cạnh đó, dự án Cảng cạn Đông Phố Mới cũng có hệ thống kho tổng hợp; hệ thống bãi container; hệ thống bãi tổng hợp; hệ thống đường nội bộ, bãi tập kết xe; phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật; tường rào, cây xanh. Diện tích sử dụng đất của Cảng khoảng 5 ha. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 50 tỷ đồng.
Dự án Cảng cạn Kim Thành – Bản Vược (thành phố Lào Cai) có quy mô đầu tư: xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 100.000TEU/năm đến 150.000 TEU/năm.
Dự kiến, diện tích sử dụng đất khoảng 15ha. Trong đó, đầu tư xây dựng các công trình chính hạ tầng cảng cạn, như: văn phòng làm việc, khu dịch vụ kho hàng tổng hợp, bãi container, khu kiểm hóa hải quan, khu xử lý chiếu xạ hàng hóa, khu sửa chữa, bảo trì container,… Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khác, kho bãi phụ trợ cho hoạt động cảng cạn. Tổng mức đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng. Lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Cuối cùng là dự án cảng cạn cảng hàng không Sa Pa có diện tích sử dụng đất khoảng 10ha tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, hiện chưa giải phóng mặt bằng. Dự án sẽ xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 85.000-100.000TEU/năm.
Tại văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng, là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin dự án thu hút đầu tư khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát đầu tư.