×

Thị xã duy nhất Việt Nam lên thành phố rồi xuống quận, 8 lần tách nhập đổi tên sẽ xây dựng 4 quảng trường rộng 52.000m2

UBND quận đã phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc dự án công viên đồ sộ này.

Quận Hà Đông nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường. Trong suốt chiều dài 120 năm hình thành và phát triển, qua 8 lần tách nhập, đổi tên, thay đổi địa giới hành chính.

Hà Đông luôn giữ vị trí là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các tỉnh Hà Nội (1896-1902), Cầu Đơ (1902-1904), Hà Đông (1904-1965), Hà Tây (1965-1975), Hà Sơn Bình (1976-1991), Hà Tây (1991-2008).

Năm 1923, thị xã Hà Đông trực thuộc tỉnh được thành lập. Địa giới hành chính của thị xã gồm hai khu phố: Hà Văn và Hà Cầu. Tháng 12/2006, Hà Đông được phê duyệt từ thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây và TP. Hà Nội hợp nhất theo quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội của Chính phủ.

Sau đó, ngày 8/5/2009, Chính phủ quyết định thành lập quận Hà Đông thuộc TP. Hà Nội, gồm có 17 phường. Với diện tích 48,34km2, Hà Đông là quận lớn thứ 2 của Thủ đô.

Thị xã duy nhất Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận, 8 lần tách nhập, đổi tên dự định xây dựng 4 quảng trường rộng 52.000m2

Quận Hà Đông có địa thế đẹp. Ảnh: Internet

Hiện nay, Hà Đông là vùng đất giàu tiềm năng, đang vươn mình trở thành đô thị hiện đại, phát triển nhanh, mạnh và toàn diện. Theo số liệu thống kê, quận có tốc độ tăng trưởng đạt 18,5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 20%/năm. Trên địa bàn quận có một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp có truyền thống như: Làng Vạn Phúc với nghề dệt lụa, làng Đa Sỹ với nghề rèn dao, kéo… Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá.

Tình hình bất động sản quận Hà Đông

Hiện tại, theo dữ liệu của Người Quan Sát, bất động sản khu vực Hà Đông đang xếp thứ 5 trong các quận, huyện ở Thủ đô. Giá đất nền quận Hà Đông thuộc top tăng mạnh nhất cả nước, chỉ sau quận Long Biên. Giá đất nền tại quận Hà Đông trung bình 122,63 triệu đồng/m2, mức giá này tăng đến 62,62% so với cùng kỳ năm trước.

Tại một số trang mua bán nhà đất như batdongsan.com, giá nhà mặt đường lớn như Trần Phú, Nguyễn Khuyến… trung bình rơi vào khoảng 250-350 triệu đồng/m2. Những tuyến phố nhỏ hơn cũng phải tính đến con số trăm trên m2 mới mua được nhà tại quận này.

Hà Đông là nơi quy tụ của rất nhiều dự án bất động sản lớn đã và đang làm đổi thay diện mạo đô thị quận như dự án khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, khu đô thị Mỗ Lao, Văn Khê, khu trung tâm hành chính mới, khu đô thị Văn Phú, trục đô thị phía Bắc và khu đô thị Dương Nội, trục đô thị phía Nam và Khu đô thị Thanh Hà. Những khu đô thị đã làm cho diện mạo đô thị quận thực sự thay đổi, hiện đại, văn minh và đẹp hơn.

Thị xã duy nhất Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận, 8 lần tách nhập, đổi tên dự định xây dựng 4 quảng trường rộng 52.000m2

Giá bất động sản quận Hà Đông. Ảnh chụp màn hình

Giá chung cư ở các khu đô thị này cũng tăng theo “làn sóng” tăng giá vừa qua. Các loại chung cư cao cấp trên dưới 100 triệu đồng/m2, trong khi đó chung cư bình dân, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng mua bán cũng dao động từ 40-60 triệu đồng/m2.

Môi giới nhận định, quận Hà Đông có địa thế vuông vắn với những con đường được quy hoạch ngay ngắn là điểm cộng để bất động sản nơi đây luôn “hot” hàng.

Thực tế thì quận Hà Đông có hệ thống giao thông khá phong phú, có nhiều tuyến quốc lộ đi qua bao gồm Quốc lộ 6, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 21C… những đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

Hiện tại, địa bàn quận cũng đang triển khai các tuyến đường huyết mạch như đường 70 kết nối các quốc lộ hướng tâm như Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A và đường Láng – Hòa Lạc. Hay tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông. Đặc biệt là tuyến metro số 1 Cát Linh – Hà Đông đi qua.

Căn cứ theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông thời điểm 2021-2030, khu vực này vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông. Kết hợp với những tiềm năng sẵn có, quận Hà Đông đang hướng đến mục tiêu trở thành khu đô thị trung tâm mới đầy tiềm năng của thành phố.

Thị xã duy nhất Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận, 8 lần tách nhập, đổi tên dự định xây dựng 4 quảng trường rộng 52.000m2

Metro đầu tiên của Hà Nội với điểm đầu là quận Hà Đông. Ảnh: Internet

Quận Hà Đông đang có kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000m2 ở khu công viên văn hóa – vui chơi, giải trí, thể thao của quận. UBND quận đã phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc dự án này trên 2 phường Hà Cầu và Kiến Hưng.

4 quảng trường nằm trong công viên bao gồm:

Quảng trường truyền thống trên 17.300m2 là trung tâm, đại diện cho nền văn hóa Xứ Đoài, thể hiện sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh; Quảng trường Ký ức rộng trên 15.500m2 có thể là nơi vinh danh các nhân tài đất nước; Quảng trường thể dục thể thao rộng hơn 8.200m2; Quảng trường Lễ hội rộng 11.470m2 là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.

Ngoài ra, quận Hà Đông còn có kế hoạch xây công viên Hà Đông rộng gần 93ha dự kiến với tổng đầu tư 1.250 tỷ đồng, thực hiện từ cuối năm 2024 đến 2027. Công viên được kỳ vọng góp phần thiết lập trục không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa cho các tuyến đường lớn trong khu vực, như Vành đai 3,5, đường Phúc La – Văn Phú và các khu đô thị mới Văn Phú, Phú Lương, Kiến Hưng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News