Dự án sẽ phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân, phát triển và hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch…
Mới đây, trong chương trình công tác tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự lễ khởi công đường Tân Phúc – Võng Phan – công trình trọng điểm, tuyến đường “trục xương sống” thứ 3 của tỉnh.
Tuyến đường này thuộc dự án nhóm A do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, chào mừng Đại hội XX Đảng bộ tỉnh.
Mục tiêu của dự án là nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu của tỉnh Hưng Yên nói riêng, của khu vực nói chung theo quy hoạch được phê duyệt; phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân và phát triển quỹ đất dọc hai bên tuyến, phát triển và hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch… thu hút đầu tư trên địa bàn các huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ; hình thành tuyến đường liên vùng kết nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với các tỉnh Thái Bình, Nam Định; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các vùng lân cận.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đường Tân Phúc – Võng Phan sẽ cắt qua đường nối Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với Quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội – Hải phòng, giao cắt với Quốc lộ 38, với tuyến tránh Quốc lộ 38B và nối vào đường tỉnh 378.
Tuyến đường dài 29,2 km, đi qua địa bàn của 14 xã thuộc 3 huyện Ân Thi, Tiên Lữ và Phù Cừ. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng, hiệu quả và khả thi cao đối với việc “phá thế độc đạo” của 3 huyện khó khăn nhất của Hưng Yên là Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ.
Tuyến chính có điểm đầu tuyến Km0+00 đấu nối vào nút giao Tân Phúc (Km31+100 đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), hướng tuyến bám theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ; điểm cuối tuyến Km24+00 giao với ĐT.378. Chiều dài tuyến khoảng 24,0 km.
Tuyến đường này được xem là “trục xương sống” thứ 3 của tỉnh này sau tuyến Quốc lộ 39 và đường nối 2 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ – Ninh Bình. Thời gian thi công dự án 720 ngày.
Nguồn: Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Để triển khai dự án, tỉnh Hưng Yên phải giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 175 ha. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt hơn 89%, bảo đảm đủ điều kiện cho các đơn vị sau khi thi công có thể triển khai tiếp tục công việc phục vụ dự án.
Dự án có tổng mức đầu tư 2.986,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 872 tỷ đồng, chi phí xây dựng là gần 1.729 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là hơn 76 tỷ đồng. Chi phí dự phòng cho dự án là gần 310 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hưng Yên tiếp tục tập trung hoàn thành nhanh việc giải phóng phần mặt bằng còn lại, làm tốt công tác tái định cư; sau khi có mặt bằng thì nhà thầu tập trung thi công “3 ca 4 kíp”, “vượt nắng thắng mưa”, “ăn tranh thủ ngủ khẩn trương”, “làm việc xuyên lễ xuyên Tết xuyên ngày nghỉ”… cố gắng hoàn thành dự án vào tháng 9/2025.
News
Nữ diễn viên gây “ứ;c ch;ế nhất” VTV: Nhan sắc đời thực xinh đẹp, hạnh phúc bên chồng là lãnh đạo Nhà hát kịch
Nữ diễn viên Huyền Sâm trong “Hoa sữa về trong gió” đảm nhận vai Thuận – người mẹ khắc nghiệt với con gái khiến cư dân mạng phẫn nộ, thậm chí gọi cô là “nữ diễn viên bị ghét nhất…
Con b;;ất h;;iếu, bố mẹ đã cho đất thì có đ;;òi lại được không?
Nếu bố mẹ cho con đất theo hợp đồng cho tặng có điều kiện thì có thể đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu con không thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc. Bố mẹ…
Một thông tin quan trọng về đất đai chỉ có mức phí khai thác chưa tới giá 1/3 bát phở
Từ 1/8/2024, người dân chỉ mất phí 10.000 đồng là có thể khai thác và sử dụng một thông tin quan trọng về đất đai. Giá đất là gì? Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân…
Hiện trạng đường Lê Quang Đạo kéo dài ra sao sau 2 năm thi công?
Dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối 2 quận phía Tây Nam Hà Nội là Nam Từ Liêm và Hà Đông với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, đang tất bật thi công sau “lỡ hẹn”…
Diện mạo tỉnh đầu tiên không còn hộ ngh;;èo, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 6 năm nữa
“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương là địa phương duy nhất trên cả nước không còn hộ nghèo. Hiện Bình Dương sẽ phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030. Bình Dương là một…
Ngắm cây cầu dây văng hình búp sen ở Nam Định, trị giá 1.200 tỷ, chuẩn bị được thông xe trong vài tháng tới
Dự án cầu qua sông Đào gồm 16 nhịp, tổng chiều dài 1,6 km. Phần cầu chính có hai trụ tháp được mô phỏng hình búp sen bằng bê tông cốt thép. Dự kiến, cầu sẽ được thông xe kỹ…
End of content
No more pages to load