Hà Nội dự kiến sẽ hình thành thành phố phía Nam sau khi sân bay thứ hai được xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa.
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng thẩm định thông qua cuối tháng 2. Đáng chú ý, đồ án có đề cập tới nội dung Hà Nội sẽ xây dựng sân bay thứ 2 vùng Thủ đô để mở rộng không gian phát triển, từ đó thành lập thành phố sân bay phía Nam.
Hồ sơ trình của Đồ án ở giai đoạn Hội đồng thẩm định thông qua và chưa có bản thiết kế, bản vẽ chi tiết cho từng khu vực. Dưới đây là viễn cảnh phát triển thành phố sân bay quốc tế thứ 2 trong tương lai của Hà Nội đến năm 2050 được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra.
Trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 mà HĐND TP Hà Nội đã thông qua ngày 8/12/2023 cũng đã đề xuất xây sân bay thứ 2 – Vùng thủ đô Hà Nội ở phía Nam.
Sân bay này được định hướng quy hoạch theo mô hình đô thị sân bay đầu tiên tại vùng Thủ đô, tạo thành thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa. Quá trình đô thị hóa ngày càng tạo ra bệ phóng phát triển bền vững cho những khu đô thị gắn liền với hạ tầng giao thông. Chính vị trí trọng điểm cùng lợi thế từ những giá trị giao thương, vận chuyển đã giúp các đô thị gần sân bay được đầu tư và lựa chọn.
Với lợi thế về vị trí, Ứng Hòa thuận lợi kết nối đô thị trung tâm nhờ trục không gian phía Nam; liên kết với đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, tạo động lực phát triển khu vực phía Nam Thủ đô.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, việc phê duyệt quy hoạch sân bay cùng lúc với quy hoạch đô thị khu vực xung quanh là xu hướng tiên tiến, giúp nơi này có đầy đủ hệ thống giao thông hàng không tích hợp (hàng không, metro, đường sắt cao tốc, xe buýt nhanh…).
Nơi đây còn đầy đủ tiện ích sống cho cộng đồng dân cư như dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà ở, văn phòng, trung tâm hội nghị, trung tâm giải trí, dịch vụ logistics…
Phát triển “thành phố trong thành phố” với cấu trúc có sự tích hợp “đô thị sân bay” là khuyến nghị được các chuyên gia quy hoạch đô thị đưa ra. Mô hình này được kỳ vọng tạo cực phát triển mới, năng động, thiết thực và hiệu quả cho Hà Nội.
Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội là vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.
Sân bay thứ 2 – Vùng Thủ đô Hà Nội hiện có 2 phương án xây dựng. Phương án 2A sân bay nằm trên diện tích các xã Tân Dân, Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên và Đồng Tân, Minh Đức, Trung Tú, huyện Ứng Hòa. Phương án 2B sân bay đặt ở một số xã của huyện Ứng Hòa (xã Đồng Tân, Minh Đức, Trầm Lộng, Kim Đường, Hòa Lâm).
Sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội ban đầu sẽ là cảng hàng không đáp ứng nhu cầu nội địa, chuyển đổi thành cảng hàng không quốc tế khi cần thiết.
Cảng hàng không này dự kiến sẽ có công suất từ 30 đến 50 triệu khách mỗi năm, diện tích 13 – 15 km2
Sân bay mới của Hà Nội dự kiến sẽ được thiết kế hiện đại trở thành điểm check in, tham quan của du khách khi ghé qua.
Nếu xây sân bay này, Hà Nội sẽ phải bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối ga Hà Đông đến sân bay dài khoảng 32km.
Các tuyến đường sắt khép kín chạy thẳng vào nhà ga sân bay sẽ giúp sân bay thứ 2 của Hà Nội tránh tình trạng ùn tắc giao thông.
Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số năm 2021 là 8.330.834 người, tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm. Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước.
TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Đơn vị hành chính cấp quận tại Hà Nội gồm 12 quận là Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.
Cấp huyện gồm 17 huyện là Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa. Cùng 1 thị xã là Sơn Tây.
News
Hình ảnh những chuyến phà Đống Cao ở Nam Định sắp hoàn thành ‘sứ mệnh’
Phà Đống Cao sắp hoàn thành “sứ mệnh”, sau khi cây cầu thuộc dự án đầu tư xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh…
Cận cảnh dự án “tr;;ơ xư;;ơng” sau 14 năm, BIDV vừa hạ giá rao bán
Dự án Kenton Node tại TPHCM sau 14 năm vẫn chỉ là những khối bê tông hoen gỉ. BIDV thông báo đấu giá nợ liên quan dự án này, giảm 500 tỷ đồng chỉ sau 1 tháng. Ngân hàng TMCP…
Vợ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất làm của hồi môn: Chồng nói vợ tính nhầm
Ông Bùi Văn Mến – Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang), cho biết, sự việc do vợ ông nhầm việc quy đổi nên lỡ lời. Gia đình ông cũng đính chính với thông gia và đã…
Cam kết cấp đủ 6 triệu tấn thép cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, ‘vua thép’ Hòa Phát có ‘v;;ũ kh;;í’ gì trong tay?
Chủ tịch Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long cho biết sẽ cung cấp đủ 6 triệu tấn thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Đường sắt tốc độ…
Kể từ 1/1/2025: Trường hợp nào sẽ bị Nhà nước thu hồi đất?
Nhà nước sẽ thu hồi đất của người dân khi xây chợ, khu vui chơi công cộng, công trình quốc phòng an ninh, trụ sở sở chính quyền, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp nước, năng lượng. Nhà nước…
8 trường hợp không được sang tên, 6 trường hợp bị th;;u h;;ồi sổ đỏ từ 2025, là trường hợp nào?
Theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 thì có 8 trường không đủ điều kiện sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và có 6 trường hợp bị thu hồi sổ đỏ kể từ 1/1/2025…
End of content
No more pages to load