Một ngôi “nhà đinh” khét tiếng trên con đường đông đúc ở Trung Quốc phải thoả hiệp phá hủy, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài 14 năm.
Nhà đinh là thuật ngữ dùng để chỉ những chủ nhà cứng đầu từ chối di chuyển để nhường chỗ cho các dự án xây dựng lớn.
Được biết, ngôi “nhà đinh” của ông Trương Tân Quốc nằm trong dự án mở rộng đường. Tuy nhiên, 14 năm trời gia đình ông không chịu rời đi. Vào thời điểm đó, gia đình ông 7 người đã sống trong ngôi nhà 300m2 này được 40 năm.
Ngôi nhà đinh ở Thượng Hải. Ảnh: Rex / Shutterstock
Ông Trương nói với Tân Hoa Xã “Vào thời điểm đó, với một gia đình đông người, chúng tôi đã yêu cầu đổi lại 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 350 tỷ đồng) và 6 căn nhà. Tuy nhiên, chính quyền chỉ đền bù 4 căn hộ”. Mức bồi thường cho căn nhà của ông Trương chỉ ngang bằng với những hộ dân xung quanh, là 2,3 triệu NDT (khoảng 8 tỷ đồng) bởi nhà của ông thuộc đất tập thể giá đền bù không thể hơn.
Thỏa thuận không đạt được. Gia đình ông Trương vẫn kiên quyết ở lại. Tuy nhiên, dự án đã được thành lập thì không thể dừng. Năm 2011, nhà ông Trương là tòa nhà duy nhất còn sót lại.
Chính quyền địa phương đã phải nhức đầu nghĩ ra những cách xây đường xung quanh bất chấp sự phản đối của gia đình ông Trương. Theo đó, con đường 4 làn xe thẳng tắp đến nhà của ông Trương thì chẻ đôi sang hai bên tránh nhà. Thành ra, ngôi nhà chễm chệ đứng ngay giữa đường.
Căn nhà của ông Trương Tân Quốc nằm trơ trọi giữa đường quốc lộ. Ảnh: Sohu
Dù thỏa thuận không thành nhưng chính quyền địa phương vẫn đảm bảo các quyền lợi của gia đình ông, bao gồm an ninh, điện, nước. Tuy nhiên, hậu quả là ông Trương và gia đình phải hứng chịu tiếng ồn nặng và những vụ tai nạn giao thông khủng khiếp gây tử vong xảy ra khi tầm nhìn bị ngôi nhà chắn ngang. Thậm chí, mẹ vợ ông Trương còn bị lên cơn đau tim phải nhập viện bởi tiếng còi xe lúc nửa đêm.
Cho đến năm 2016, khi chính quyền địa phương thành lập văn phòng dân cư, họ đã cử cán bộ đến tìm hiểu tình trạng của gia đình ông Trương.
Quá trình đàm phán lại bắt đầu. Ông Trương cho biết: “Họ đã dành thời gian nói chuyện với chúng tôi và thực sự hiểu tình trạng của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi đã rất xúc động trước sự kiên nhẫn của họ và đồng ý chuyển đi” (theo Sohu).
Cuối cùng nhà ông Trương đã phải chuyển đi. Ảnh: tribunnews
Trong thỏa thuận cuối cùng được thực hiện, gia đình ông Trương nhận được 4 căn hộ và khoản bồi thường bằng tiền trị giá 2,3 triệu nhân dân tệ (8 tỷ đồng).
Vậy là vào lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 17/8/2017, ngôi nhà nhỏ ba tầng cuối cùng đã biến mất hoàn toàn trên đường Hỗ Đình Bắc, chấm dứt 14 năm tranh chấp giữa người đàn ông và chính quyền. Giờ đây, gia đình ông Trương đã chuyển đến căn nhà mới khang trang và sạch sẽ hơn. Họ cũng đang bắt đầu xây dựng cuộc sống mới bằng số tiền đền bù bất động sản.
News
Quang Minh – Hồng Đào sống khác biệt sau 5 năm l;;y h;;ôn: Người làm cha ở tuổi 65, người lấy sự nghiệp, con cái làm niềm vui
Từng là một cặp nghệ sĩ được yêu mến, việc Quang Minh – Hồng Đào “đường ai nấy đi” từng khiến không ít khán giả tiếc nuối. Quang Minh – Hồng Đào từng nổi tiếng là một trong những cặp…
Hồ Văn Cường h;;é l;;ộ người đã nâng đỡ ‘thời điểm buồn nhất’
Đây là lần hiếm hoi ca sĩ Hồ Văn Cường chia sẻ về mối quan hệ với danh ca Ngọc Sơn và tình hình cuộc sống hiện tại. Mới đây, Hồ Văn Cường đã có mặt ở buổi ra mắt…
Từ 1/1/2025: Mua chung cư mini được cấp Sổ Đỏ đúng không?
Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm, để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây: Chung cư mini là gì? Chung cư mini hiểu đơn giản là nhưng căn hộ được người dân…
Sân vận động trăm tỷ sức chứa gần 20.000 người, mặt cỏ được chăm sóc ‘kỹ hơn mạ’, quy mô lớn bậc nhất trung du miền núi phía Bắc
Sân vận động này đang được VFF kiến nghị tổ chức các trận của đội tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024 sắp tới. Ngày 8/11, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã báo cáo Cục Thể dục Thể…
Hà Nội gặp trở ngại lớn trong gi;;ải ph;;óng mặt bằng Vành đai 4
Vướng mắc khi áp dụng các quy định khi xác định nguồn gốc đất, chênh lệch giá đầu đi, đầu đến… đang cản tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4. Còn 19 điểm ngắt quãng, xôi đỗ…
So sánh giá vé Metro số 1 và tàu điện Cát Linh – Hà Đông, kết quả bất ngờ
Giá vé tuyến Metro số 1 sẽ từ 6.000-20.000 đồng mỗi lượt, vé tháng phổ thông là 300.000 đồng, cao hơn so với tuyến Cát Linh – Hà Đông tại Hà Nội. Metro số 1 dự kiến chạy chính thức…
End of content
No more pages to load