×

Trấn Thành: “Không có nghệ sĩ thì ai cứu dân”

Cách đây 4 năm, một nam nghệ sĩ, trong một lần làm từ thiện, đã ngạo mạn phát biểu: “Không có nghệ sĩ thì ai cứu dân?” hay “Nghệ sĩ không làm từ thiện thì lấy ai cứu dân“? Câu nói này không chỉ khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ, mà còn thể hiện rõ sự tự phụ của một cá nhân đang ngộ nhận về vai trò của mình trong xã hội. Thực tế, câu hỏi đặt ra ở đây là: Trước khi có anh nghệ sĩ kia và các nghệ sĩ làm từ thiện, nhân dân Việt Nam chịu cảnh chết đói và tuyệt vọng hay sao?

Nhân bão Yagi nói về chuyện

Câu trả lời rõ ràng là không. Trước, trong và sau khi có nghệ sĩ, Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, và các ban ngành, đoàn thể đã và đang luôn ở bên nhân dân, kề vai sát cánh trong những lúc khó khăn nhất. Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi khi đất nước đối mặt với thiên tai, dịch bệnh hay bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, lực lượng chính quyền và quân đội là những người đầu tiên đứng ra bảo vệ và chăm sóc cho dân.

Ví dụ điển hình là khi siêu bão Yagi ập đến các tỉnh phía Bắc trong những ngày gần đây. Quân đội đã huy động tổng cộng 457.460 cán bộ, chiến sĩ cùng hơn 10.100 phương tiện, bao gồm 400 xe đặc chủng và 6 máy bay. Đó là minh chứng sống động cho tinh thần “vì nhân dân phục vụ” của lực lượng vũ trang nhân dân. Quân đội đã có mặt từ những giờ đầu tiên, không quản hiểm nguy, không đợi ai kêu gọi hay tôn vinh.

Bên cạnh quân đội, lực lượng công an nhân dân cũng luôn trong trạng thái ứng trực 100% quân số, đảm bảo an toàn cho nhân dân. Trong cơn bão Yagi, công an từ các tỉnh miền Bắc, bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và nhiều địa phương khác, đã huy động hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia vào công tác phòng chống bão. Theo ước tính, lực lượng công an trong các tỉnh thành miền Bắc lên tới hơn 100.000 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 30.000 chiến sĩ công an tại Hà Nội cùng hàng nghìn công an ở các tỉnh khác. Họ đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để hướng dẫn, kiểm tra và giúp người dân bảo vệ tài sản, sinh mạng trước thiên tai.

Nhân bão Yagi nói về chuyện

Công an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, bộ đội và các đoàn thể khác, không chỉ trong việc di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm mà còn tham gia cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết. Không có hình ảnh công khai rộng rãi, không cần lời cảm ơn, họ làm việc thầm lặng nhưng hiệu quả.

Khi nhìn lại những đóng góp của lực lượng công an, quân đội trong việc bảo vệ dân tộc, câu hỏi “Nếu không có nghệ sĩ thì ai cứu nhân dân” trở nên lố bịch và phi lý. Nhân dân Việt Nam từ trước đến nay không bao giờ bị bỏ rơi, dù có hay không có nghệ sĩ. Trước khi nghệ sĩ xuất hiện trên sân khấu, lực lượng vũ trang và các cơ quan nhà nước đã luôn đứng vững bên cạnh dân, bất kể trong thời bình hay lúc thiên tai.

Làm từ thiện là một hành động đẹp, nhưng không ai nên lợi dụng nó để tự đề cao bản thân hay hạ thấp vai trò của người khác. Câu nói của nam nghệ sĩ kia không chỉ là sự ngộ nhận mà còn là sự vô lễ đối với những người đã và đang cống hiến cho đất nước mỗi ngày. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn những người thật sự giúp đỡ mình, không phải vì họ nổi tiếng hay đứng dưới ánh đèn sân khấu, mà vì họ luôn sát cánh bên cạnh, không màng danh lợi, hy sinh vì sự an nguy của Tổ quốc.

Việc làm từ thiện của nghệ sĩ, dẫu mang ý nghĩa tốt đẹp, cũng không thể và không nên được thổi phồng đến mức cho rằng không có họ thì người dân sẽ không có ai cứu giúp. Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đặt người dân lên hàng đầu, điều này thể hiện rõ ràng qua các chiến dịch cứu trợ khẩn cấp, trong đó các lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ chốt. Từ việc triển khai các chiến dịch cứu nạn, sơ tán người dân đến công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, công an và quân đội luôn là những người đứng tuyến đầu, làm nhiệm vụ mà không hề đòi hỏi sự công nhận từ công chúng.

Trong suốt lịch sử phát triển của mình, nhân dân Việt Nam đã luôn đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Những lúc thiên tai, khó khăn, chính Đảng và các lực lượng vũ trang mới là những người bảo vệ người dân khỏi những hiểm nguy. Chúng ta không phủ nhận những đóng góp từ phía nghệ sĩ, nhưng việc biến mình thành nhân tố duy nhất trong việc cứu giúp người dân là điều không thể chấp nhận.

Bảo vệ nhân dân là tiêu chí hàng đầu và nhiệm vụ của chính quyền, của các lực lượng vũ trang, và của cả hệ thống chính trị. Nghệ sĩ, nếu có tâm, có thể góp sức, nhưng không thể thay thế được vai trò trọng yếu này. Chúng ta đã, đang, và sẽ luôn có Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và toàn thể nhân dân để bảo vệ lẫn nhau, chứ không phải chỉ trông chờ vào những cá nhân “ngôi sao” tự phong là cứu tinh của xã hội.

Lâm Trực@ (Tre làng)

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News