Bộ phim gắn liền với tuổi thơ nhiều người nhưng ae đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi vậy những người như ông Hàm, ông Tám, bác lò rèn Ngũ,… giàu đến mức nào mà được cả làng nể trọng hay bị ghen ghét chưa?
Ông Trịnh Bá Hàm:
Ông Hàm trong phim được xây dựng chuẩn hình ảnh 1 vị phú ông ngày xưa, tuy không nắm chức quyền nhưng vẫn có 1 gia thế giàu có thuần túy nhờ làm ăn và tiết kiệm mà thành.
Tuy tài sản cố định không được nói rõ nhưng có thể ước tính được thông qua 1 vài chi tiết nhỏ trong phim:
– Ông cho con trai cuốn sổ tiết kiệm 40 triệu:
Đối chiếu ngược lại, ngôi nhà của chú Quềnh được định giá 2 triệu đồng vậy suy ra cuốn sổ tiết kiệm này tương đương với 20 ngôi nhà như thế. Nếu ông Hàm bỏ tiền ra mua hết dải đất ven đê thì đến ngày nay sẽ có nguyên 1 dãy phố thuộc quyền sở hữu của trưởng tộc họ Trịnh.
Hoặc có 1 phép so sánh khác, giá vàng năm 1988 là khoảng 300.000/ lượng => 40 triệu đồng tương đương khoảng 133 cây vàng, tính theo thời giá hiện nay là khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Khối tài sản này chỉ vỏn vẹn là 1 trong những cuốn sổ tiết kiệm của ông Hàm mà chưa tính điền sản ruộng vườn từ thời các cụ để lại. Nếu ở thời điểm hiện nay thì đây cũng là 1 gia sản rất lớn với nhiều gia đình.
Lưu ý:
+ Đây chỉ là một ước tính, vì tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể khác nhau tùy vào các giai đoạn.
+ Việc quy đổi này không tính đến các yếu tố khác như thay đổi trong mức sống, thu nhập bình quân, hay các chính sách kinh tế khác.
Ông Nguyễn Văn Tám tức Tám Râu:
Ông Tám – nhân vật được xây dựng là 1 người đào vàng trúng quả với câu nói: “Tiền tao mua nửa cái làng này cũng được”
1 chi tiết phần nào cho thấy được tài sản của Tám Râu đó là đoạn Trinh gọi Tám vào lấy tiền lãi, số tiền lãi 1 tháng là 1,2 triệu đồng.
Theo ông Cao nói: “Chị Trinh cho vay lãi từ 10-15 phân (%) 1 năm tùy theo hạn gửi lâu hay mau” => số tiền Tám nhận được tương đương khoảng 1,5% tổng số tiền gửi.
Tính cơ học thì Tám gửi Trinh khoảng 80 triệu đồng.
Thêm chi tiết, Tám hứa sẽ rút 20 triệu ở ngân hàng về gửi Trinh càng củng cố thêm con số trên là Tám sẽ gửi Trinh tròn 100 triệu.
Số tiền này là đã trừ đi khoản Tám dùng mở quán và xây nhà nên có thể ước chừng Tám có khoảng từ 150-200 triệu vào thời điểm năm 1989.
Và nếu Tám mua vàng vào thời điểm năm 1988 (khoảng 300 nghìn/ lượng) sẽ được khoảng 666 cây vàng để bây giờ đem bán thì Tám sẽ có khoảng hơn 50 tỷ. Ví dụ thôi nhé vì biết trước đã giàu
Lưu ý:
Đây chỉ là một ước tính, vì tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể khác nhau tùy vào các giai đoạn.
Việc quy đổi này không tính đến các yếu tố khác như thay đổi trong mức sống, thu nhập bình quân, hay các chính sách kinh tế khác
Ông Ngũ – chủ lò rèn.
Đây là 1 nhân vật đặc biệt khi tài sản của ông không được tính dựa trên tiền mặt hay điền sản mà có 1 chi tiết khi ông Ngũ trao đổi với Tùng, ông Ngũ nói: “Xung quanh nhà còn vài chục tấn sắt thép phế liệu, vốn liếng đọng cả ở đó”.
Vài theo cách nói thông thường sẽ khoảng từ 3-9, lấy số thấp nhất là 3 thì số phế liệu tồn đọng của ông Ngũ là 30 tấn.
Theo cập nhật giá phế liệu trên trang Phelieu24h thì hôm nay giá sắt phế liệu giao động từ 9000- 15000/kg. Lấy mức trung bình là 12.000/ 1 kg.
Vậy riêng tiền phế liệu ông Ngũ đã có khoảng gần 400 củ.
Nhưng tài sản chính của ông Ngũ lại nằm ở xưởng rèn với hàng chục nhân công và đừng quên ông còn có tiềm lực để mở lò cán thép, nên có thể xếp ông vào trong hàng ngũ những người giàu có nhất nhì của làng Giếng Chùa