Sau khi người đàn ông qua đời, 12 vợ và các con cháu sống hòa thuận, quan tâm lẫn nhau.
Cách đây nhiều năm, dư luận không khỏi xôn xao trước câu chuyện người đàn ông ở Quảng Trị có nhiều vợ – lắm con nhất miền Trung. Đáng nói, ông đã qua đời nhưng các bà vợ vẫn sống hoà thuận, nhiều con luôn đoàn kết và yêu thương nhau.
Đó là ông Trần Viết Chu (1927 – 2005), quê gốc ở Thừa Thiên – Huế, là chủ thầu xây dựng, có 12 người vợ và 36 người con. Lúc sinh thời ông luôn biết cách giữ gìn nề nếp cuộc sống hôn nhân, “trên bảo dưới nghe”, không một ai dám cãi lời ông.
Năm 17 tuổi, ông Chu đem lòng yêu thương cô gái nhà bên có nhan sắc rất xinh đẹp. Cả hai đã đến với nhau và sinh được một người con gái. Họ chăm chỉ làm lụng với hi vọng cuộc sống không còn khó khăn. Và ước mơ đã thành hiện thực khi ruộng đồng rộng mênh mông, trâu bò, lợn gà rất nhiều. Song hạnh phúc chưa được bao lâu thì vợ ông qua đời.
Ông Chu đành nén nỗi đau mất vợ, gồng gánh nuôi con gái. Thế rồi, ông quyết định cưới thêm người vợ thứ 2 để lo toan công việc nội trợ cũng như sinh cho ông 9 người con. Sau đó, ông tiếp tục mang thêm vợ về nhà, đồng thời cũng có một số bà ở ngoài.
Con trai trưởng của ông Chu.
Hàng xóm kể rằng, hồi trẻ ông Chu đẹp toàn diện: gương mặt chữ điền, răng trắng, cao to và có tài ăn nói duyên dáng. Ông rất chỉn chu trong ăn mặc, hễ đi đâu là quần áo chỉnh tề, nước hoa thơm phức. Hơn cả, ông dễ thương người nên phần lớn các vợ đều nằm trong diện bị chồng bỏ, chồng chết. Song cũng có vợ nằm trong trường hợp đang có chồng rồi đi làm thuê cho ông, cảm mến tình cảm về bỏ chồng theo chủ.
Vợ sau khi cưới về, ông Chu luôn có trách nhiệm dựng tạm túp lều để các bà ở và chăm sóc con cái trong một xóm nhỏ. Sau này ông đã xây dựng nhà cửa khang trang cho tất cả. Đáng nói, ông không hề cưới vợ “bừa bãi”, thường ưng ai đều dắt về ra mắt người vợ thứ 2… Sau đó những người muốn làm vợ của ông phải đem một đòn chả, một con gà trống, một gói trà đến để xin phép với bà 2 được về chung xóm.
Những người vợ của ông làm đủ nghề: đan lát, tráng bánh, buôn bán… Tất cả tự lao động kiếm sống và nuôi con của mình. Không có ai được xin tiền ai hoặc cũng chẳng có ai dám vòi tiền bạc của ông. Tiền ông làm ra để nuôi bản thân ông, còn lại tiết kiệm phòng lúc gia đình không may gặp bất trắc thì bỏ ra sử dụng.
Một điều đặc biệt nữa ở xóm của nhà ông Chu chính là các vợ chưa bao giờ ghen tuông dẫn đến đánh nhau hay cãi vã to tiếng. Họ có thể “cấm cửa” chồng nếu chồng không công bằng từ tiền bạc đến chuyện phòng the.
Tấm bia mộ của ông Chu sau khi qua đời.
Việc ông Chu nhiều vợ nên lắm con là lẽ đương nhiên ở đời. Các bà vợ của ông liên tục đẻ, thậm chí có đợt hai bà đẻ cùng một ngày. Hầu như tháng nào ông cũng có bà vợ mang thai. Vì thế nếu tính trong gia phả, ông có tới 36 người con, gần 200 cháu nội ngoại. Các con ông vừa trưởng thành đã đi làm và “thi nhau” cưới vợ lấy chồng.
Anh Đính – con trai trưởng của ông Chu từng tiết lộ, trước lúc ông qua đời đã để lại 1 cuốn nhật ký ghi lại tên tuổi, địa chỉ của những bà vợ. Khi ấy gia đình mới hay rõ ông có 11 bà vợ, gồm 7 vợ ở Quảng Trị, một vợ ở Đà Nẵng, một vợ ở Lâm Đồng, một vợ ở Nghệ An và một vợ đã sang Thái. Song anh khẳng định số liệu này chưa đủ vì ông vẫn có thể có con rơi ở ngoài chưa đến nhận cha.
Ngày ông Chu qua đời, anh Đính không tài nào nhớ hết tên các em dâu, em rể và các cháu. Vì thế anh đành phải bổ sung liên tục để “ông thầy” đọc trước loa. Đến lúc xây lăng mộ, việc ghi tên vào bia của vợ và con cũng gặp rất nhiều rắc rối. Theo đó, họ phải đặt tấm bia ở tận Huế với kích thước to nhất nhưng vẫn không thể ghi hết tên con cháu. Cuối cùng họ đành bàn nhau chỉ có những ai về bịt tang và lo cho đám mới được ghi tên vào bia, gồm: 6 vợ, 12 con trai và 9 con gái. Sau này nếu có điều kiện họ bổ sung đủ đầy sau.
Thời gian sau, rất nhiều người con của ông Chu đã về nhận cha, thắp nén nhang thơm tưởng niệm. Năm 2012, có 2 chị em gái ở Đắk Nông về tìm cha và nhận anh em họ hàng. Đến tháng 3/2014, một phụ nữ sinh sống ở TP.HCM dẫn theo người con trai nhỏ tuổi cũng về nhận là vợ và con của ông. Hai mẹ con xin ra mắt dòng tộc tìm về cội nguồn của tổ tiên.
Tiếp đến, báo Pháp Luật Việt Nam ngày 10/08/2014 cũng có bài đăng với thông tin: “Tuyệt chiêu ‘cua gái’ của người đàn ông 12 vợ, 36 con”. Nội dung được báo đưa như sau:
Câu chuyện xử lý ông lão đa thê này như thế nào, có lẽ không còn xét đến nữa, vì ông đã “khuất núi” cách đây chín năm. May mắn cho ông là khi mất đi, các bà vợ vẫn thuận hòa, và đàn con 36 người thậm chí còn đoàn kết hơn nữa.
Ông Trần Viết Chu (trước đây sống ở thôn Cầu Nhi, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã qua đời cách đây 9 năm, thọ 77 tuổi. Hơn 12 vợ và 36 đứa con, lạ là ông Chu vẫn có thể “tề gia”, giữ gìn cuộc sống êm ấm “trên bảo dưới nghe” một cách ngoạn mục. Mới tháng 3/2014, có một người đàn bà 40 tuổi (còn nhỏ tuổi hơn cả cháu đích tôn của ông) dắt thêm một cậu con trai 16 tuổi về nhận ông Chu là chồng và cha đẻ.
Người đàn ông nhiều vợ bậc nhất miền Trung
Ông Chu (1927 – 2005) sinh ra trong gia đình 5 anh chị em, quê ở làng Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đến năm 1965, ông đi làm và định cư luôn ở xã Hải Chánh. Ông làm thợ nề, làm “cai” rồi lên chủ thầu xây dựng.
Thời trẻ, ông to con, đẹp trai, khỏe mạnh, gương mặt chữ điền, cằm vuông, răng rất trắng đều và đặc biệt ăn nói hết sức có duyên. Những lúc rảnh rỗi, đi chơi đâu ông cũng áo quần chỉnh tề, rồi vẩy thêm nước hoa thơm phức, nụ cười luôn nở trên môi.
Lúc đã ngoài 60 tuổi, ông mua được chiếc xe máy hiệu Ba Bét Ta nên càng thường xuyên đi “cua” gái ở các vùng khác nhiều hơn, vẫn bỏ áo vào quần, mũ phớt, trông “phong độ” trẻ trung. Bản thân không uống rượu, không cờ bạc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, chỉ uống nước đun sôi để nguội. Trong trí nhớ những bà vợ và đàn con, ông Chu ăn rất khỏe, mỗi bữa gần hai lon gạo.
Con trai trưởng của ông Chu
Năm 17 tuổi, ông đem lòng yêu thương một cô gái láng giềng rất xinh đẹp. Hai người đã đến với nhau và sinh được một người con gái, suốt ngày đôi vợ chồng trẻ này chỉ biết làm lụng và vun vén cho hạnh phúc của gia đình mình.
Do đó, ruộng đồng rộng mênh mông, trâu bò, lợn gà rất nhiều. Nhưng niềm vui “ngắn chẳng tày gang” thì bà qua đời vì lâm bệnh hiểm nghèo. Khi người vợ đầu khuất núi, ông phải “gà trống nuôi con”. Nên ông quyết định “đi thêm bước nữa” và người vợ thứ hai sinh cho ông đến 9 người con.
Sau đó, ông tiếp tục mang thêm vợ về nhà đồng thời cũng có một số bà ở ngoài. Ông Chu là một người rất nam tính, tính tình lại hết sức đa cảm, thương người, bởi thực tế phần lớn vợ của ông Chu đều nằm trong diện “cụt đọt” (chết chồng, chồng bỏ). Tuy vậy vẫn có trường hợp đang có chồng nhưng đi làm thuê cho ông, cảm mến tình cảm về bỏ chồng theo ông luôn.
Theo ông Trần Đính (64 tuổi) con trai trưởng của ông Chu: “Trước lúc cha tôi qua đời, ông có để lại 1 cuốn nhật ký ghi lại tên tuổi, địa chỉ những người vợ của mình, đồng thời có viết khả nghi có con trong thời gian vào năm nào.
Lúc đó, tôi mới biết và liệt kê được 11 bà gồm năm vợ ở Hải Chánh, một vợ ở Kim Long, một vợ ở Đà Nẵng, một vợ ở Lâm Đồng, một vợ ở Nghệ An, một vợ ở Đông Hà và một vợ đã sang Thái. Nhưng theo tôi đây vẫn là số liệu chưa đầy đủ, vì cha tôi vẫn còn con rơi, con rớt ở ngoài chưa về nhận cha hết mà thôi. Có ai tới thì anh em chúng tôi sẵn sàng vui vẻ, đón tiếp và chấp nhận hết”.
Các bà vợ đẻ tới tấp, liên tục, thậm chí có lần hai bà đẻ cùng một ngày. Hầu như tháng nào ông Chu cũng có bà vợ mang thai, nếu tính trong gia phả thì ông đã có 36 người con tất cả, các con ông đã đều đi làm và rào rào lấy vợ, cưới chồng.
Cháu nội ngoại của ông thì cũng đã hơn 173 đứa. Ông nhiều vợ nhưng trong các con ông chỉ có một anh con của bà vợ ba, có 3 vợ mà thôi, còn các người khác đều chung thủy 1 vợ, 1 chồng. Xa hơn, có đứa cháu gọi ông Chu bằng chú ruột thì cũng có tới 5 vợ.
Tuyệt chiêu tán gái
Ông cưới vợ về, bước đầu tiên là ông có trách nhiệm dựng một túp lều để các bà ở chăm sóc con cái và thuận tiện cho việc ông “lui tới”. Xóm này đều ở cạnh nhà của ông, ông mang về được “5 bà”, trước đây đều là nhà lụp xụp, tạm bợ. Nhưng đến thời điểm này đã khang trang và hoành tráng.
Một cô giáo mới về hưu là hàng xóm của ông Chu kể rằng: “Ông muốn đưa ai về nhà để làm vợ thì đều phải thông qua bà vợ thứ hai, sau đó những người đàn bà này đều đem 1 đòn chả, 1 con gà trống, 1 gói trà đến để xin phép với bà về sống chung ở xóm này. Các bà “em” đều nghe răm rắp lời người vợ lớn này. Mỗi bà một việc, người thì đan lát, người tráng bánh, người theo ông làm thợ nề, đi củi, buôn ve chai kiếm sống và cũng tự nuôi con của mình.
Bia đá tuy là to nhất nhưng ghi không thể hết tên vợ và các con ông Chu
Có một điểm hay nữa ở xóm này tình hình an ninh trật tự hết sức được đảm bảo, không hề có gây gổ, đánh đập, cãi vã hay to tiếng giữa các bà với nhau. Trước đây anh em cùng cha khác mẹ do đang còn nhỏ nên thi thoảng cũng to tiếng nhưng có ông Chu xuất hiện thì đều im phăng phắc”.
Có thời gian xóm này do ông Chu giữ chức “xóm trưởng” luôn, ông điều hành mọi hoạt động và đặt ra quy định như bà vợ đến sau phải chấp hành bà vợ trước, ông có quyền quyết định mọi hoạt động trong xóm.
Mỗi bà phải tự làm lấy mà ăn rồi nuôi con, không được ai xin ai và cũng không vòi tiền bạc ông trưởng xóm Chu. Tiền bạc do ông trưởng xóm làm ra là để nuôi bản thân ông, số còn lại để dành giúp đỡ các gia đình có hoạn nạn, bất trắc.
Tất cả các gia đình phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tiết kiệm chung của xóm. Quỹ này do ông trưởng xóm giữ. Các bà vợ có thể “cấm cửa” ông nếu ông không công bằng từ tiền bạc đến chuyện phòng the.
Bà Thu, một người vợ của ông tiết lộ “bài” chinh phục phụ nữ của chồng mình như sau: “Chồng tôi làm nghề xây dựng thường là đi xây nhà nên nay đây mai đó, chủ nhà có thể không có chồng hay những phụ thợ nề giúp việc cho ông là phái nữ. Nếu ông đã có đối tượng cần chinh phục thì lúc nhà sắp làm xong, ông đi mua một nải chuối thật đẹp và xin với chủ nhà:
“Mải mê đi làm ăn lâu ngày, bây giờ mới chợt nhớ hôm nay là ngày giỗ của người vợ đã quá cố của tôi. Có nải chuối, bánh trái và thẻ nhang, xin phép chủ nhà được thắp nhang ngoài trời, tưởng nhớ đến người vợ đã khuất trước đây”.
Ông đã đánh trúng được vào tâm lý của người phụ nữ, một phần như ông muốn nói mình đã mất vợ và đang cô đơn, phần khác ông vẫn quan tâm đến người vợ kia nên cũng sẽ quan tâm đến những bà này trong tương lai”.
Bà vợ này kể tiếp: “Cúng bái xong ông tiếp tiếp tục tâm sự về sự vất vả, cô đơn và muốn “đối tượng” sẽ làm vợ của mình, ông cũng hứa hẹn rất điều hay với cái miệng “dẻo như kẹo kéo”, thế là cá cắn câu luôn. Bản thân tôi cũng không phải là ngoại lệ. Khi đã chiếm được trái tim của họ thì ông đều muốn những người này về ở xóm của ông, để ông dễ bề chăm lo, qua lại.
Trước đây cũng từng có thêm 2 bà về ở xóm này nhưng sau đó theo con đi ở nơi khác nên phải xa xóm. Hiện trong xóm có 5 nóc nhà là vợ của ông sinh sống, trong đó có 2 bà đã theo ông về với tổ tiên. Tôi nhớ thi thoảng chúng tôi có ghen nhau, nhưng chị cả thường nói “nếu mà ghen thì chị đã không chấp nhận mấy đứa em về, nên các em cố mà sống với nhau” thế là mọi chuyện cứ êm đềm trôi”.
May mắn vợ hòa thuận, con đoàn kết
Ngày đám tang của ông, vất vả nhất là “thầy cúng” khi phải đọc tên tất cả vợ rồi con và các cháu của ông Chu. Con trai trưởng của ông không thể biết hết tên các em dâu, em rể và các cháu nên tên tuổi lại được bổ sung, cập nhật liên tục. Đến khi tính tiền, bình thường mỗi đám tang, tiền cúng 2, 6 triệu nhưng đám của ông phải trả đến 3,1 triệu vì… đọc nhiều.
Rồi lúc xây lăng cho ông, việc ghi tên vào bia của vợ và con cũng gặp rất nhiều rắc rối. Tuy cái bia của ông được đặt ở tận TP Huế, to nhất nhưng cũng không thể ghi hết tên con nên anh em mới bàn nhau chỉ có những ai về bịt tang và lo cho đám mới được ghi tên vào bia, sau này nếu có điều kiện thì bổ sung sau. Trong bia chỉ ghi được 6 vợ, 12 người con trai và 9 người con gái.
Những người con của ông hầu hết đều chưa học xong cấp 1 và những đứa con trai thì theo nghề cha đi làm thợ xây. Tuy trình độ thấp nhưng bây giờ rất nhiều người đã tương đối khá giả và những người con tiếp tục “tăng” lên.
Lăng của người đàn ông có tới “một tá” bà vợ
Cách đây 2 năm, có 2 chị em gái hiện đang ở Đak Nông về tìm cha, rồi cuối tháng 3 vừa rồi có một phụ nữ gốc ở Kim Long (TP Huế) hiện đang sinh sống ở TP.HCM dẫn theo một người con trai mới 16 tuổi cũng về đây nhận là vợ và con của ông, đồng thời cũng xin ra mắt dòng tộc tìm về cội nguồn của tổ tiên, hiện bà này vẫn ở vậy để nuôi con. Không biết cậu con trai 16 tuổi này đã phải là con út của ông hay chưa? Mọi người cũng phải chờ thời gian mới biết được.