Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả xác minh văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).
Ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.
Kết quả xác định ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa nhận việc này.
Bộ GDĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật, đồng thời rà soát quy trình tổ chức đào tạo nhằm tránh xảy ra các trường hợp tương tự.
Trước đó, theo thông tin từ Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001, ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường ĐH Hà Nội), ngành Tiếng Anh.
Năm 2017, ông trúng tuyển Văn bằng 2, Khóa 1 trình độ đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường ĐH Luật Hà Nội (mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, Thành phố Hồ Chí Minh).
Tháng 1.2019, ông được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật Văn bằng thứ 2 – vừa làm vừa học theo Quyết định số 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15.1.2019 của Trường ĐH Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.
Tháng 11.2019, ông trúng tuyển Nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019-2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26.11.2019 của Trường ĐH Luật Hà Nội.
Ngày 26.12.2019, ông Vương Tấn Việt được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường ĐH Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.
Ngày 9.12.2021, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Ngày 17.3.2022, ông được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành luật Hiến pháp – Hành chính theo Quyết định số 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường ĐH Luật Hà Nội.
Theo Trường ĐH Luật Hà Nội, tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận Nghiên cứu sinh (tháng 12.2019) đến khi có Quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3.2022) là 2 năm.
Tuy nhiên, với việc sử dụng bằng cấp ba giả, toàn bộ các văn bằng các cơ sở giáo dục đại học đã cấp cho ông Vương Tấn Việt sau đó sẽ không được công nhận và bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
News
Hà Nội dự kiến lắp hàng trăm trạm thu phí vào nội đô: Liệu có khả thi?
Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng 19% nhu cầu đi lại của người dân nên việc kiểm soát xe máy, thu…
Hà Nội: 370 tỷ đồng xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên nối tiếp từ đường Vành…
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần thẳng nhất có thể, nhất là ga Nam Định
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có ý kiến cho rằng cần làm rõ hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo nguyên tắc thẳng nhất có thể, nhất là đoạn đi qua…
Cơ ngơi của cặp nghệ sĩ nổi tiếng với đám cưới ‘cổ tích’ thập niên 1980
Vợ chồng diễn viên Chiều Xuân sống trong căn biệt thự cổ được xây dựng từ những năm 1930 ở 65 Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). NSƯT Chiều Xuân gây ấn tượng trong các phim…
Làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, NSND Xuân Bắc có còn diễn hài?
Trước băn khoăn của nhiều khán giả về việc có tiếp tục diễn hài, NSND Xuân Bắc – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã lên tiếng. Ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Diễn viên Quang Minh và nhạc sĩ Đức Huy đón con ở tuổi U70: Bác sĩ cũng k;;inh ngạc
Liệu đàn ông có thể làm cha một cách an toàn ở độ tuổi này? Cùng lắng nghe những chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn của bác sĩ sản khoa để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Ở…
End of content
No more pages to load