Tuy không trực tiếp gây ra vụ ồn ào của O Huyền và Quang Linh Vlog, thế nhưng Founder Phạm Ngọc Anh Tùng của FoodMap – đơn vị phân phối hợp tác cùng Hằng Du Mục bán sầu riêng lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngày 7/7 vừa qua, livestream của TikToker Hằng Du Mục chứng kiến kỷ lục trong một phiên livestream bán nông sản khi chỉ sau 30 phút đã bán hết 20 tấn sầu riêng.

Tuy nhiên, phiên livestream buổi tối lại bị nhiều người dùng phản ứng do những phát ngôn được cho là “kém duyên” của nhà vườn sầu riêng là TikToker Nguyễn Thái Huyền (O Huyền Sầu Riêng) khi tham gia bán hàng.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 1

Giữa lùm xùm tranh cãi, FoodMap Asia – đơn vị phân phối hợp tác cùng Hằng Du Mục bán sầu riêng trong phiên livestream ngày 7/7 – cũng bị người dùng “réo tên”, đ.ánh giá 1 sao, kêu gọi hủy đơn hàng. Hiện, trên kênh TikTok Shop của đơn vị này và O Huyền Sầu Riêng đã ẩn các sản phẩm.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại UFO là đơn vị chủ quản của FoodMap Asia, thành lập vào tháng 8/2017 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Ông Phạm Ngọc Anh Tùng giữ vị trí Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật góp 400 triệu đồng, nắm giữ 40% cổ phần. 3 cổ đông còn lại là Nguyễn Đức Máy, Trần Công Tiến và Phạm Sơn Lộc mỗi người góp 200 triệu đồng và nắm giữ 20% cổ phần.

Trong đó, hành trình khởi nghiệp của Phạm Ngọc Anh Tùng nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 2

Với lòng tự ái dân tộc khi thấy nông sản Việt dù vừa ngon vừa lành, song không chỉ thua trên sân khách mà cả sân nhà, Phạm Ngọc Anh Tùng đã đứng ra thành lập FoodMap. Như chia sẻ của Tùng là: “Để mình có thể tự do về thời gian, tự do về không gian, tự do suy nghĩ!”, Tùng muốn làm điều mà bản thân muốn, mà không thể kiếm tìm ở nơi khác.

Hành trang khởi nghiệp của Tùng chỉ có kiến thức công nghệ – đặc biệt là mảng tự động hóa, thứ mà anh được đào tạo và cực kỳ yêu thích – cộng với sự hiểu biết sâu rộng về ngành nông nghiệp Việt và thế giới. Trước đó, Tùng có cơ hội tham gia sâu bên trong nhiều chuỗi cung ứng Việt và đi tới 14 nước trong 3 năm, từng đảm nhiệm vai trò Giám Đốc Nông trại Cầu Đất Farm ở t.uổi 25.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 3

FoodMap của hiện tại đã nên vóc nên dạng và những ý tưởng, ước mơ của anh phần nào trở thành sự thật. Phạm Ngọc Anh Tùng, từ một tài năng tự động hóa sau khi thắng rất nhiều cuộc thi về robot thời sinh viên ở Bách Khoa TP.HCM, giờ đây đã trở thành một doanh nhân chững chạc. Đường còn xa vạn dặm, nhưng ít ra anh đã biết được hướng đi của mình là hoàn toàn chính xác.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 4

Anh thổ lộ: “Tôi có một niềm mong ước: làm sao có thể bán được nông sản Việt với giá trị cao.

Trước đây, ở Cầu Đất, khi chúng tôi xuất khẩu trà sang Đài Loan. Thời điểm đó xuất khẩu trà ô long sang Đài Loan chỉ có 9 đến 10 USD/kg, nhưng nếu xét ra thì Cầu Đất cũng đã xuất khẩu với giá cao hơn những nông trại khác. Nhưng mà, Đài Loan xuất sang Mỹ tới hơn 100 USD/kg, tức là mức giá của mình có khi chưa được 1/10 của người Đài Loan.

Tôi là người sống trên đồi chè, nên hiểu được bà con nông dân trồng chè đã vất vả như thế nào, mỗi buổi sáng họ phải dậy từ 4 đến 5 giờ sáng để thu hoạch chè bằng cách hái từng búp non nhỏ và thời tiết ở Cầu Đất rất khắc nghiệt, có khi vừa lạnh vừa mưa.

Rồi sau đó, phải trải qua 36 tiếng liên tục để biến những búp chè đó thành viên trà ô long cao cấp. Quy trình ở đây là phải làm 28 đến 36 tiếng liên tục không nghỉ, có nghĩa là phải làm ngày làm đêm. Chưa kể có những lúc thời tiết xấu, những mẻ chè đó không đạt chất lượng thì thương lái cũng không thu mua. Toàn bộ những cái rủi ro là người sản xuất và nông dân phải gánh chịu.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 5

Tôi thật sự hiểu được nỗi cơ cực của bà con nông khi làm chè ô long, song họ chỉ hưởng rất ít giá trị thương mại mà thương lái bán ra. Nguyên do là mình không có thương hiệu, mình không đưa được những câu chuyện để tạo nên thương hiệu riêng của trà Việt Nam cho những thị trường trực tiếp như Mỹ – châu Âu. Thậm chí, nhiều người Đài Loan còn không biết Việt Nam làm được trà ô long. Không ai biết cả!

Và mình mãi mãi bán sản phẩm dưới thương hiệu của một quốc gia khác hoặc công ty nào đó không phải của Việt Nam. Tôi không muốn điều đó cứ tiếp diễn mãi!

Vì cả thế giới đã phẳng rồi, những công nghệ và công cụ đã sẵn sàng để người Việt Nam có thể tiếp cận trực tiếp với những nơi tiêu thụ. Tôi tin các điều kiện này có khả năng giúp Việt Nam xây dựng được những thương hiệu Việt tiếp cận thị trường khó tính mà không cần qua trung gian nữa.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 6

Đây được xem là mục tiêu cao nhất – sứ mệnh của FoodMap: Làm sao thay đổi thực trạng này ở một góc độ nào đó? Làm sao truyền tải được thông điệp này đến các bạn trẻ khởi nghiệp hoặc các DN trong ngành nông? Làm sao để làm được nhiều thương hiệu Việt Nam hơn có thể đi ra nước ngoài?

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 7

Trong vài năm tới, song hành với mục tiêu đưa nông sản – đặc sản Việt lên ngôi ở thị trường nội địa, FoodMap cũng sẽ tập trung vào hỗ trợ địa phương và DN Việt xuất khẩu ra khắp thế giới”.

Phạm Ngọc Anh Tùng FoodMap: Hết mình vì nông sản Việt, lao đao vì O Huyền - Hình 8