Tôi có 2 con nhỏ, bé lớn 6 tuổi và bé thứ 2 mới được gần 2 tuổi. Đặc thù công việc của vợ chồng tôi làm về kinh doanh nên giờ giấc không cố định, đi sớm về khuya hoặc cũng có những hôm ở nhà suốt. Tuy nhiên để đảm bảo sinh hoạt cũng như các con được chăm sóc tốt nhất, tôi thuê một cô bảo mẫu chuyên chăm sóc cho hai con với mức lương khá cao cùng những đãi ngộ tốt.
Thử việc vài tuần thấy cô là người nhanh nhẹn, thật thà, sạch sẽ và yêu mến trẻ nên tôi quyết định ký hợp đồng lâu dài hơn. Vậy nên cô đã làm việc ở gia đình tôi được hơn 1 năm và tôi rất an tâm mỗi khi ra khỏi nhà, giao con cho cô.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên dạo gần đây khi tôi về nhà và chỉ có hai mẹ con (tôi và cô con gái lớn) trong phòng, con gái thường xuyên nói với tôi rằng:
– Mẹ ơi con thấy cô bảo mẫu hay quát em lắm, có hôm em khóc cô cũng không dỗ.
– Mẹ ơi có hôm con thấy cô bảo mẫu lấy giẻ lau bếp để chùi mũi cho em đấy mẹ ạ.
– Mẹ ơi, bình sữa em uống xong cô ấy chẳng rửa gì mà để vậy xong lát lại pha lại mẹ ạ.
Những lời con gái nói khiến tôi khá bất ngờ, choáng váng nhưng cũng nửa tin nửa ngờ vì với những gì tôi quan sát suốt 1 năm qua thì không thể xảy ra chuyện như thế được. Bởi sống lâu đã biết tính của cô rồi, là người rất sạch sẽ, sạch sẽ với cả bữa ăn gia đình, với người lớn, không lý nào với 1 đứa trẻ con mà cô lại làm thế.
Với cả cô rất yêu và chăm con tôi, tôi cũng thoải mái với cô, lương cao, đãi ngộ tốt, không hà cớ gì lại có chuyện đó. Vậy nhưng là người mẹ, tôi cũng không thể bỏ qua cảnh báo của con gái mà âm thầm theo dõi thêm.
Tất cả những lúc tôi ở nhà đều cảm thấy rất hài lòng về cô, thậm chí thỉnh thoảng ngó qua camera sát cũng không phát hiện ra điểm nào bất thường như con gái nói. Vả lại nhà tôi ở còn có mẹ chồng mới lên chơi được 3 tháng, bà cũng theo sát mỗi ngày nên nếu có chuyện như thế chắc hẳn bà sẽ báo với tôi ngay
Cho đến một ngày khi đã ra khỏi nhà nhưng quên đồ nên tôi quay lại lấy. Lúc đó cửa không khóa nên tôi phi nhanh vào nhà và bắt gặp đúng khoảnh khắc cô bảo mẫu dùng chiếc giẻ lau bếp để lau mặt cho con gái mình thật.
Tôi và cô bảo mẫu 4 mắt nhìn nhau, tôi nói lớn:
– Chị, chị làm gì vậy? cái đó là cái giẻ lau bếp mà sao chị lại lấy lau mặt cho con em.
– À à, chị nhầm tí thôi. Chết dở, đầu óc chị để đâu mà lú lẫn thế nhở.
Tôi vội chạy tới giằng con từ tay cô bảo mẫu.
– Thì ra là vậy, con bé con nói với em là thường xuyên nhìn thấy chị làm hành động này mà em không tin bởi em biết chị là người ưa sạch sẽ, tại sao lại có chuyện này?
– Ơ, chị chỉ nhầm hôm nay thôi mà, chưa bao giờ nhầm nữa.
– Thôi chị đừng chối nữa, nếu chị còn chối em sẽ xem lại camera không bỏ giây nào để xem như thế nào, rồi mời công an vào cuộc nữa.
Thấy tôi to tiếng với bảo mẫu, mẹ chồng từ trên gác cũng chạy xuống.
Cô bảo mẫu lúc này cúi gằm mặt, hạ giọng.
– Tôi xin lỗi, tôi hứa sẽ rút kinh nghiệm.
Ảnh minh họa
– Vậy là chị đã thừa nhận hành vi của mình. Tôi không hiểu sao chị lại phải làm như thế với một đứa nhỏ trong khi đó, chị nghĩ xem, tôi đối xử với chị có tệ chút nào không, chị có gì không thoải mái khi chăm con cho tôi, sống trong nhà này hơn 1 năm qua. Thôi thôi không nói nhiều nữa, chắc tôi không thể cho qua chuyện này, nhẹ nhất là chị nhanh chóng ra khỏi nhà tôi đi trước khi tôi mời công an đến.
Lúc này, cô bảo mẫu cũng bị bất ngờ vì đuổi việc, tưởng đâu cô ta sẽ nhanh chóng dọn đồ nhưng cô đã nhìn thẳng vào mẹ chồng tôi, chỉ tay rồi nói:
– Bà ta mới là người nên ra khỏi nhà này từ sớm mới phải .
Tôi ngỡ ngàng:
– Chuyện này thì liên quan gì đến mẹ chồng tôi?
– Chính bà ta là người đã khiến tôi trở thành con người xấu như thế đó. Trước kia chưa có bà ta thì tôi có như thế đâu. Từ khi anh chị đón bà ta ở quê lên sống chung, tôi phải hầu hạ bà ta còn hơn là mẹ thiên hạ. Bà ta hạch sách bắt tôi nấu ăn cho bà ta, giặt quần áo, sai vặt… đủ mọi thứ việc khiến tôi không còn thời gian làm công việc chính của mình. Tôi bị quá tải và căng thẳng vô cùng.
Đến lúc này tôi mới ngỡ ngàng hóa ra mẹ chồng tôi hàng ngày ở nhà đã làm bảo mẫu không hài lòng. Trong khi mẹ chồng đang ú ớ giải thích thì tôi chặn họng bảo mẫu:
– Có thế đi chăng nữa thì cô cũng không thể trút giận lên 1 đứa trẻ chứ, có gì cô phải nói với tôi chứ. Tại sao cô lại ác như vậy với một đứa trẻ mà cô từng hết lòng yêu thương. Ngoài những việc này thì không biết cô còn hành hạ con tôi ra sao nữa.
Sau ngày hôm ấy tôi vẫn cho cô bảo mẫu nghỉ việc vì đã xảy ra những khúc mắc thì sau này không thể làm việc tốt được. Tôi cũng trao đổi lại với chồng, mẹ chồng để bà rút kinh nghiệm vì không ngờ những mâu thuẫn giữa người lớn lại khiến con tôi chịu khổ trong thời gian qua.
Tâm sự từ độc giả baovy…
Nhiều gia đình khi thuê bảo mẫu, người giúp việc luôn mong muốn người đó phải có tâm, chăm sóc trẻ tốt, làm việc lâu năm với gia đình… mà quên mất rằng để có được những điều này chính bản thân gia chủ bao gồm bố mẹ và con cái cũng phải dành cho họ những sự tôn trọng thiết yếu.
Trong đó, dạy trẻ lễ phép và tôn trọng bảo mẫu là điều cần thiết
Bố mẹ cần dạy trẻ cách chào hỏi, và thể hiện sự lễ phép đối với bảo mẫu. Đây là những hành vi cơ bản nhất mà mọi đứa trẻ nên có, và càng được coi trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc chỉ dạy lời chào, cần dạy trẻ cách có thái độ và cách chào phù hợp để thể hiện sự lễ phép của mình.
Bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách biết cảm ơn và thể hiện sự lịch sự đối với bảo mẫu. Hãy dạy trẻ biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ từ bảo mẫu, hãy dạy trẻ cách bày tỏ lời cảm ơn và có thái độ lịch sự. Nếu không được dạy bảo, trẻ có thể phát triển suy nghĩ tiêu cực rằng, có tiền hay quyền lực sẽ sai khiến được người khác.
Dạy trẻ biết chia sẻ và cảm thông với bảo mẫu
Bố mẹ cần khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với bảo mẫu. Hãy coi bảo mẫu như một thành viên trong gia đình và tạo sự gần gũi, thân thiết. Hãy chia sẻ một số thông tin cá nhân với bảo mẫu để con trẻ có thể hiểu rõ hơn. Con sẽ tự biết cách ứng xử hợp lý trong từng tình huống.
Tóm lại, trong thời đại ngày nay, hầu hết các gia đình đều bận rộn và nhiều người tìm đến sự trợ giúp từ bảo mẫu. Bảo mẫu đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Vậy nên, bố mẹ cần chú ý đến cách ứng xử và giao tiếp của chính bản thân mình, cũng như các con với bảo mẫu, để có thể yên tâm hơn khi bố mẹ không có mặt ở nhà và giao con cho bảo mẫu chăm sóc.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần làm gương cho con.
Bố mẹ là tấm gương đầu tiên mà con trẻ học tập. Khi giao tiếp với bảo mẫu, bố mẹ cần thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Thay vì sử dụng lời ra lệnh hoặc quát tháo, hãy sử dụng từ ngữ tế nhị và mong muốn một cách lịch sự khi yêu cầu bảo mẫu thực hiện một việc gì đó.
Khi bố mẹ tôn trọng và thiết lập mối quan hệ bình đẳng với bảo mẫu, con trẻ chắc chắn sẽ học tập và bắt chước để hình thành thái độ cư xử đúng mực giống như bố mẹ.
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa chủ nhà và bảo mẫu
Mối quan hệ giữa chủ nhà và bảo mẫu đôi khi có thể phức tạp. Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên, nhưng họ vẫn liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Trong trường hợp này, người lớn không nên truyền tải những ý nghĩ tiêu cực về bảo mẫu cho trẻ, ví dụ như lo ngại rằng bảo mẫu sẽ có ý đồ gì đó với thành viên khác trong gia đình khi không có mặt chủ ở nhà. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.