Phía tập đoàn Sơn Hải khẳng định biển báo là tài sản riêng của doanh nghiệp nhưng nhiều đơn vị phủ nhận và cho rằng cần phải gỡ để đảm bảo an toàn cho phương tiện.
Xóa bỏ dòng chữ vì “chưa đúng chuẩn, không có trong hồ sơ thiết kế”
Thông tin Tập đoàn Sơn Hải phản ánh về việc dòng chữ “Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu bị xóa bỏ đã thu hút sự chú ý và gây tranh cãi nhiều ngày qua.
Theo đó, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn tố giác tội phạm tới Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an thị xã Nghi Sơn nhằm đề nghị các cơ quan này vào cuộc điều tra về hành vi có dấu hiệu phá hoại.
Cụ thể, doanh nghiệp này cho rằng một nhóm người đã đi dọc cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu và phá hoại 9 biển cam kết bảo hành 10 năm của tập đoàn Sơn Hải từ Km380+000 đến Km385+200 thuộc gói thầu XL01.
Ngày 2/11 đã lộ diện đơn vị xoá dòng chữ này chính là Khu quản lý đường bộ II (Khu II) – Cục Đường bộ Việt Nam. Nguyên nhân ông Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc chỉ đạo xóa bỏ dòng chữ trên vì không có trong hồ sơ thiết kế.
Theo ông Dũng, tuyến đường cao tốc được thông xe từ tháng 9/2023. Đến tháng 8/2024, PMU 6 chính thức bàn giao dự án cho Khu II là đơn vị quản lý vận hành.
Sau khi rà soát toàn tuyến để tiếp nhận bàn giao, Khu II đã phát hiện dòng chữ này được ghi trên biển báo chỉ hướng đường (treo trên cao) và trên biển thông báo đặt bên lề đường là không đúng.
“Tôi đã yêu cầu PMU 6 chỉ đạo nhà thầu xóa bỏ dòng chữ này do nó không có trong hồ sơ thiết kế. Bên cạnh đó, luật pháp cấm hành vi quảng cáo trên đường cao tốc gây nhiễu thông tin, có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông”, báo Dân Trí dẫn lời lãnh đạo Khu II chia sẻ.
Tuy nhiên, sau đó các bên không thực hiện nên Khu Quản lý đường bộ 2 đã yêu cầu đơn vị quản lý bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa ngay những biển báo không đúng với hồ sơ thiết kế, có dòng chữ quảng cáo không đúng quy chuẩn.
Ông Dũng thông tin thêm, không chỉ cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, trên tuyến Diễn Châu – Bãi Vọt cũng xuất hiện tình trạng quảng cáo thương hiệu của nhà thầu tại các dầm cầu vượt cắt ngang đường và các nội dung này đều bị xóa bỏ, không có ngoại lệ.
Đại diện Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi – đơn vị bảo trì cao tốc) thông tin trên VnExpress rằng ngày 1/10, Vidifi nhận được được công văn của Khu Quản lý đường bộ II yêu cầu điều chỉnh một số biển chỉ dẫn bất cập, gây hiểu lầm cho chủ phương tiện tham gia giao thông khi vào ra cao tốc.
Công văn nêu rõ tại 9 vị trí trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu gắn biển chỉ dẫn thêm dòng chữ “Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” là chưa đúng Quy chuẩn 41:2019 của Bộ Giao thông Vận tải.
Chủ đầu tư nói biển báo là “tài sản riêng”, Cục Đường bộ khẳng định không đúng?
Sau khi Khu quản lý đường bộ II lên tiếng nhận đã xoá bỏ dòng chữ, ngay trong ngày 02/11, ông Nguyễn Viết Hải Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải khẳng định rằng, biển báo trên là tài sản của nhà thầu là Tập đoàn Sơn Hải. Biển báo không nằm trong các hạng mục được thanh toán.
Ông Hải cho biết thêm, đây không phải biển báo giao thông mà là biển thông báo về cam kết bảo hành đường 10 năm. Vì các biển này được doanh nghiệp thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của biển báo giao thông, nên có thêm những thông số giao thông để đảm bảo an toàn cho phương tiện.
“Mục đích của chúng tôi là công khai để người dân giám sát chất lượng và cam kết bảo hành 10 năm của nhà thầu trên đoạn đường đó”, VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải nói về mục đích của tấm biển báo và cho biết khi lắp đặt các biển báo, cơ quan quản lý nhà nước không có ý kiến gì.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 3/11, ông Lê Hồng Điệp – trưởng Phòng Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, Tập đờn Sơn Hải nói biển báo hiệu trên đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là tài sản của doanh nghiệp là không đúng.
Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu được đưa vào khai thác từ tháng 9/2023 – Ảnh: Tiền Phong
Ông Điệp dẫn theo Khoản 3 điều 45 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ”.
Từ đó, trưởng Phòng Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng nhà thầu Sơn Hải gắn dòng chữ “Vào đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên biển báo hiệu đường bộ cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là không đúng quy định pháp luật.
Đồng quan điểm với ông Điệp, một chuyên gia giao thông cũng cho rằng không thể nói biển báo hay các hạng mục khác trên đường là tài sản của nhà thầu. Bởi dự án cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Sau khi thi công xong, chủ đầu tư nghiệm thu trả tiền, nhà thầu bàn giao công trình cho nhà nước.
Qua việc này, vị chuyên gia cũng cho rằng Bộ Giao thông vận tải cần quán triệt các đơn vị, nhà thầu thực hiện đúng quy định về biển báo hiệu đường bộ. Bên cạnh đó cũng cần xem lại trách nhiệm của cả chủ đầu tư và tư vấn giám sát tại sao lại cho nhà thầu lắp biển báo hiệu đường bộ có nội dung không phù hợp, và để đến sau 1 năm cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu đưa vào khai thác mới tháo biển.
Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam có chiều dài 50 km (Thanh Hóa 6,5 km và Nghệ An 43,5 km), có tổng vốn đầu tư 7.293 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Điểm đầu nối với điểm cuối dự án quốc lộ 45 – Nghi Sơn và điểm cuối nối với cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Giai đoạn một, cao tốc được xây dựng 4 làn xe, nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h, không có làn dừng khẩn cấp mà bố trí điểm dừng. Giai đoạn hoàn chỉnh có 6 làn xe, nền đường 32 m, vận tốc thiết kế 100-120 km/h.
Trên tuyến đầu tư 1 hầm đường bộ (hầm Trường Vinh chiều dài 450 m xây dựng cả 2 ống hầm cho giai đoạn hoàn chỉnh); 23 cầu; 3 nút giao liên thông (nút giao Quốc lộ 48D, Quốc lộ 48B và Quốc lộ 7).
Tập đoàn Sơn Hải được biết đến là một trong những nhà thầu xây dựng đường cao tốc có uy tín của Việt Nam. Tất cả các con đường do Sơn Hải xây dựng đều được bảo hành 10 năm.
News
Nữ diễn viên gây “ứ;c ch;ế nhất” VTV: Nhan sắc đời thực xinh đẹp, hạnh phúc bên chồng là lãnh đạo Nhà hát kịch
Nữ diễn viên Huyền Sâm trong “Hoa sữa về trong gió” đảm nhận vai Thuận – người mẹ khắc nghiệt với con gái khiến cư dân mạng phẫn nộ, thậm chí gọi cô là “nữ diễn viên bị ghét nhất…
Con b;;ất h;;iếu, bố mẹ đã cho đất thì có đ;;òi lại được không?
Nếu bố mẹ cho con đất theo hợp đồng cho tặng có điều kiện thì có thể đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu con không thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc. Bố mẹ…
Một thông tin quan trọng về đất đai chỉ có mức phí khai thác chưa tới giá 1/3 bát phở
Từ 1/8/2024, người dân chỉ mất phí 10.000 đồng là có thể khai thác và sử dụng một thông tin quan trọng về đất đai. Giá đất là gì? Luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng văn phòng luật sư Nhân…
Hiện trạng đường Lê Quang Đạo kéo dài ra sao sau 2 năm thi công?
Dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối 2 quận phía Tây Nam Hà Nội là Nam Từ Liêm và Hà Đông với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, đang tất bật thi công sau “lỡ hẹn”…
Diện mạo tỉnh đầu tiên không còn hộ ngh;;èo, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 6 năm nữa
“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương là địa phương duy nhất trên cả nước không còn hộ nghèo. Hiện Bình Dương sẽ phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030. Bình Dương là một…
Ngắm cây cầu dây văng hình búp sen ở Nam Định, trị giá 1.200 tỷ, chuẩn bị được thông xe trong vài tháng tới
Dự án cầu qua sông Đào gồm 16 nhịp, tổng chiều dài 1,6 km. Phần cầu chính có hai trụ tháp được mô phỏng hình búp sen bằng bê tông cốt thép. Dự kiến, cầu sẽ được thông xe kỹ…
End of content
No more pages to load