×

Shark Hưng chưa rót vốn thực 3 mùa Shark Tank liên tiếp

Là “cá mập” duy nhất tham gia trọn vẹn 6 mùa Shark Tank Việt Nam đã qua và tiếp tục xuất hiện trong mùa 7, Shark Phạm Thanh Hưng cho biết tỷ lệ giải ngân của ông khoảng 20%. Tuy nhiên, trong 3 mùa gần nhất, chưa có startup nào nhận được vốn của vị “cá mập” này.


Ngày 16/7/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Shark Hưng chưa rót vốn thực 3 mùa Shark Tank liên tiếp, Shark Bình ‘thành công 100%’ với các startup đã giải ngân”. Nội dung cụ thể như sau:

Shark Phạm Thanh Hưng (giữa) và Shark Nguyễn Hòa Bình (phải) tiếp tục đồng hành với Shark Tank Việt Nam mùa 7.
Sự kiện ra mắt Shark Tank Việt Nam mùa 7 vừa diễn ra đã công bố các thành viên thuộc hội đồng đầu tư chương trình năm nay. Theo đó, có tới 4 doanh nhân là nhà đầu tư lần đầu tiên xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam. 3 “cá mập” đã quen mặt với khán giả bao gồm Shark Bùi Quang Minh, Shark Nguyễn Hòa Bình và Shark Phạm Thanh Hưng.

Tại buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ sự kiện, câu hỏi được đặt ra cho hội đồng đầu tư là trong những dự án mà các Shark đã đến thảo luận, số dự án “quay xe” với các Shark chiếm bao nhiêu phần trăm, và bao nhiêu phần trăm là Shark “quay xe” với startup.

Shark Phạm Thanh Hưng, Chủ tịch Hội đồng Đầu tư Columbus Startup Venture Capital Partners, là “cá mập” duy nhất tham gia trọn vẹn 6 mùa Shark Tank Việt Nam đã qua. Đối với ông, tỷ lệ sẽ là 2:4:4.

Tức là 20% số startup được giải ngân, tỷ lệ khá thấp. 40% là mình quay xe, 40% là họ quay xe“, Shark Hưng cho biết.

Người điều phối tọa đàm tiếp tục hỏi rằng có startup nào Shark hối hận vì đầu tư ít quá hoặc nhiều quá hay không. Câu trả lời của Shark Hưng là: “Hầu hết“.

Theo thông tin cập nhật tình hình các thương vụ trong Shark Tank Việt Nam mùa 6, hai thương vụ của Shark Hưng là chuỗi căn hộ dịch vụ Aplus Home và Recbook – công cụ quản lý sàn giao dịch bất động sản – hiện đang tích cực hoàn tất các bước thẩm định cuối cùng trước khi nhận được giải ngân.

Đối với Shark Tank Việt Nam mùa 5, Jungle Boss – startup du lịch mạo hiểm đến từ Quảng Bình là thương vụ duy nhất đi đến được bước ký kết hợp tác đầu tư với Shark Hưng, với cam kết rót 12 tỷ cho 25% cổ phần công ty. Tuy nhiên, đã hơn 1 năm rưỡi kể từ thời điểm hai bên ký kết (tháng 11/2022), Shark Hưng dường như vẫn chưa xuống tiền, bởi chưa ghi nhận thông tin thay đổi vốn điều lệ của Jungle Boss.

Shark Hưng bắt tay CEO Lê Lưu Dũng của Jungle Boss.
Nhìn lại Shark Tank Việt Nam mùa 4, thương vụ Cello Fundamento của Shark Hưng cũng đã tiến rất gần đến bước giải ngân. Startup này từng được chương trình Shark Tank Việt Nam công bố đã vượt qua thẩm định và được giải ngân hồi tháng 6/2022. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng sau, Shark Hưng cho biết sẽ không đầu tư 2 tỷ đồng vào Cello Fundamento như trên truyền hình, mà đổi sang hình thức tài trợ.

Như vậy, cả 3 mùa Shark Tank Việt Nam gần đây nhất, Shark Hưng đều chưa rót vốn thực vào thương vụ nào.

Đối với Shark Nguyễn Hòa Bình, ông thừa nhận bản thân “khá khó tính” và thẩm định kỹ, nên sau 4 mùa tham gia Shark Tank Việt Nam tỷ lệ giải ngân chỉ khoảng 15%.

Còn lại 85% thì tôi nghĩ cũng chia đôi. Một nửa là startup “bùng”, nửa còn lại thì sau khi thẩm định tôi thấy cũng không quá khả quan so với những gì startup đã trình bày. Trong những startup tôi đã giải ngân, trộm vía tỷ lệ thành công là 100%“, Chủ tịch NextTech cho biết.
Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình.
Chủ tịch Beta Group Bùi Quang Minh mới xuất hiện từ Shark Tank Việt Nam mùa 6, nhưng được đánh giá có màn thể hiện ấn tượng với 6 thương vụ được chốt, trong đó có một “thương vụ triệu đô” là LaGaia.

Hiện tại, thương hiệu máy chiếu mini Beecube và startup vải công nghệ cao ADT Hitek đã đạt được những điều kiện của Shark Minh trong quá trình thẩm định hồ sơ năng lực, quy trình quản lý và được rót vốn đầu tư.

Mùa vừa rồi có 6 thương vụ thì tôi đã giải ngân được 1/3 để trở thành cổ đông. Còn 1/3 số thương vụ đang trong quá trình thẩm định, chưa chốt. 1/3 còn lại đã “quay xe”, nhưng hỏi là do ai thì không phân định được. Với 2 startup tôi đã giải ngân, kết quả kinh doanh đến giờ đang khá tiềm năng“, Shark Minh cho biết.

Cùng ngày, chuyên trang An ninh tiền tệ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Khẩu vị đầu tư của dàn ‘cá mập’ mùa 7: Shark Hưng muốn ‘tiêu hết tiền’ của quỹ, Shark Vân mong được gọi là ‘Shark Franchise’, Shark Nga trăn trở tìm nhân tài sáng lập”. Nội dung cụ thể như sau:

Khi được hỏi về mục tiêu khi tới với chương trình Shark Tank mùa 7, các Shark đã chia sẻ những dự định rất độc đáo. Với Shark Hưng lên sóng để “tiêu hết tiền” của quỹ, thì Shark Vân mong muốn để lại dấu ấn với danh hiệu “Shark Franchise”. Trong khi Shark Nga “trăn trở” tìm giải pháp cho các startup Việt bằng bí quyết thành công của các thương hiệu lớn trên thế giới.
Họp báo Shark Tank chiều 15/7
Shark Hưng: “Tiêu hết tiền” của quỹ

Khởi đầu với phần chia sẻ từ shark Hưng khi đã đồng hành với chương trình qua 6 mùa liên tiếp, hiện shark Hưng đang xuất hiện với vai trò chủ tịch hội đồng đầu tư của quỹ Columbus SP (shark Hưng gọi vui tạm dịch là “sản phẩm”) với mục tiêu thực hiện sứ mệnh mà quỹ đang thúc đẩy.

Đồng hành cùng với vị chủ tịch tại sự kiện là các nhà đầu tư của quỹ Columbus. “Mục tiêu của tôi khi tới với Shark Tank là tiêu hết tiền của người ta” – Shark Hưng hóm hỉnh tuyên bố.

Gọi shark Vân là “Shark Franchise”

Thú vị hơn là tới phần Shark Nguyễn Phi Vân “kêu than” về cơ duyên dẫn bà tới chương trình khởi nghiệp: “Năm nay tôi bị Lê Hạnh (giám đốc sản xuất Shark Tank) “ép” quá. Sau nhiều năm bị “ép”, nhân dịp thiên thời địa lợi nhân hòa, tôi quyết định lên sóng Shark Tank”.

Bà Vân đưa ra dẫn chứng từ năm 2024 tới 2027 là thời gian bù.ng n.ổ “kh.ủng kh.iếp” của ngành nhượng quyền trên thế giới. Trong đó, mức độ tăng trưởng của ngành trong 15 năm vừa qua đã tăng khoảng gấp đôi.

Trong vòng 5 năm tới năm 2027, Shark Vân dự báo tăng trưởng ngành gấp đôi so với 15 năm trước với tổng giá trị ngành lên tới 2.900 tỷ USD. Đến năm 2027, con số này lên tới 4.400 tỷ USD.

Một yếu tố khác là GDP đầu người đạt 4.000 USD. Nắm bắt thời cơ, bà Vân kết luận: “Kết hợp cả hai yếu tố, ngành nhượng quyền được dự báo sẽ tiếp tục phát triển bù.ng n.ổ”.

Với kinh nghiệm 30 năm làm việc trên thế giới về nhượng quyền – lĩnh vực xuất khẩu trí tuệ và mô hình thương hiệu, shark Vân hy vọng tham gia mùa này sẽ được gọi là “Shark Franchise”.

Shark Minh Beta: Mục tiêu như bài hát “Việt Nam ơi”

Tới phần chia sẻ của Shark Minh, anh chia sẻ có hai mục đích chính và phụ. Mục đích phụ khi tới Shark Tank là truyền thông hình ảnh về Beta Group, tổ chức do anh làm chủ tịch HĐQT.

“Từ khi tham gia Shark Tank, chuỗi rạp phim Beta Cinema đông khách hẳn lên, với tỷ lệ kín phòng dẫn đầu thị trường”, Shark Minh Beta “khoe” tại sự kiện, cho rằng người làm kinh doanh phải biết xây dựng và thúc đẩy thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của anh như bài hát “Việt Nam ơi” do anh sáng tác, đó là cộng đồng cùng chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Điều đó được minh chứng bằng suốt hành trình xây dựng sự nghiệp của Shark Minh Beta.

“Tôi luôn tìm cách phát triển để nâng đỡ bản thân mình trước, rồi sau đó là những người xung quanh, cộng sự và các bạn trẻ. Đến với shark tank tôi tìm thấy được điều đó. Tôi hy vòng tìm kiếm những startup hiệu quả để giúp các bạn phát triển nhiều hơn”, Shark Minh Beta trải lòng.

Qua mùa trước, Shark Minh Beta đã trở thành cổ đông của 2 startup khá tiềm năng, đang phát triển với doanh thu tăng gấp đôi chưa đến 1 năm.

Shark Thái: Hỗ trợ startup kinh doanh online

Là một vị Shark “mới tinh” tham gia vào mùa 7, Shark Thái chia sẻ với vị thế là nhà sáng lập, phó Chủ tịch Tập đoàn Thái Hương. Ông là nhà đầu tư cho nhiều dự án mô hình kinh doanh online tại Việt Nam khá thành công.

“Tham dự shark tank mùa 7 tôi tìm kiếm cơ hội để đồng hành với các startup trong lĩnh vực kinh doanh online, do tôi đã có một hành trình dài trải qua sản xuất, quản trị, marketing, kinh doanh tới bán hàng”, Shark Thái cho biết.

Shark Nga: Trăn trở tìm giải pháp cho doanh nghiệp trẻ

Vị Shark từng được mệnh danh là “bà đỡ” quen mặt trong giới khởi nghiệp Việt Nam, bà Mỹ Nga với kinh nghiệm chuyên đầu tư vào startup công nghệ và 25 năm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, bà đã biết được bí mật tại sao các tập đoàn quốc tế đang dẫn đầu thị trường như Google, Facebook, Lexus.

“Điều khiến tôi trăn trở là lúc mình còn sức khỏe để đầu tư hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trẻ – đối tượng còn đang vất vả tìm kiếm giải pháp thiết kế hàng hóa để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới”.

Nhấn mạnh đây là điều rất cần thiết trong cuộc cách mạng lần thứ 4, Shark Nga hy vọng nhiều người có thể chung tay giúp sức nâng đỡ hệ sinh thái Việt Nam về năng lực cạnh tranh và thiết kế sản phẩm.

“Tôi đến đây đến kêu gọi tìm kiếm các talents (nhân tài) founder. Các shark sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang định giá doanh nghiệp cao hay thấp dựa trên giá trị cốt lõi”, Shark Nga nhấn mạnh

Shark Bình: Khẩu vị đầu tư là sản xuất và D2C

Kết thúc phần chia sẻ, vị Shark “sành sỏi” chinh chiến qua nhiều mùa, nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn, Shark Bình chia sẻ sự khởi nghiệp thành công là tiền đề để Shark quay lại chương trình giúp đỡ các bạn trẻ.

Điều khác biệt so với các mùa trước là ở Shark Tank mùa 7, khẩu vị đầu tư của Shark là tăng cường đầu tư vào sản xuất và D2C (Direct-to-Consumer: bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng).

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News