Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nhưng chỉ những người chưa tiêm vắc xin hoặc có kháng thể yếu mới có nguy cơ mắc bệnh.
Bạch hầu không thể thành dịch
Bệnh bạch hầu (diphtheria) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, họng, da, nhưng có thể tác động đến các cơ quan khác như tim và thần kinh. Thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi có tiếp xúc gần. Ảnh minh họa.
Những ngày qua, thông tin nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An tử vong do mắc bạch hầu, đã lây bệnh cho bạn chung phòng và những người tiếp xúc gần phải cách ly nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều người cho rằng, bạch hầu có thể bùng phát thành dịch như Covid-19 và phải tiêm vắc xin để phòng ngừa tốt nhất.
Theo TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), việc mọi người lo lắng tới vấn đề lây nhiễm bệnh bạch hầu là điều đáng mừng. Bác sĩ Khanh lý giải, khi người dân lo lắng đến việc bản thân và người thân có thể mắc bệnh thì họ đã nắm được các thông tin về đường lây nhiễm, mức độ nguy hiểm, từ đó sẽ có cách phòng ngừa và giảm được nguy cơ lây nhiễm chéo.
Bác sĩ Khanh cho rằng, hiện nay hầu hết người dân đã được tiêm vắc xin đầy đủ, nên đã có miễn dịch với bạch hầu. “Thời gian qua, bệnh này thỉnh thoảng vẫn có một số ca, người mắc thường ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, hay ở vùng sâu vùng xa do chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Khi có ca mắc mới, ngành y tế đã nhanh chóng dập dịch bằng cách khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt. Vì vậy, bách hầu không thể bùng dịch”, bác sĩ Khanh chia sẻ. Đây cũng là ý kiến của nhiều y bác sĩ khác, trong đó có PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1.
Người lớn hãy cân nhắc khi tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu
Bác sĩ Khanh cho rằng, tiêm vắc xin là cách phòng tránh bệnh bạch hầu hiệu quả nhất. Hiện nay, không có vắc xin bạch hầu riêng, mà chỉ có vắc xin bạch hầu – uốn ván do Việt Nam sản xuất hay bạch hầu – uốn ván – ho gà do nước ngoài sản xuất. Cả 2 loại này, chúng ta đều được tiêm mũi bắt đầu và mũi nhắc lại khi đủ 18 tháng và sẽ được tiêm mũi nhắc lần nữa khi 10 tuổi.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tử vong do nhiệm bạch hầu. Ảnh: CDC Nghệ An.
“Với người lớn, nếu có điều kiện có thể tiêm lại mũi nhắc, nhưng tốt nhất nên tiêm trong khoảng 30 – 40 tuổi, vì có thể nhiều người chưa tiêm mũi nhắc lúc 10 tuổi, hoặc khi trưởng thành miễn dịch sẽ bị giảm, tiêm nhắc lại sẽ tốt hơn. Còn không tiêm cũng không ảnh hưởng. Khi đi tiêm, bạn cần nói chính xác tuổi của mình để nhân viên y tế tư chọn nhóm vắc xin phù hợp. Nếu không có đủ điều kiện, bạn không cần tiêm mũi nhắc vì cơ thể đã có kháng thể với vi khuẩn bạch hầu”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn không khuyến cáo phổ cập việc tiêm vắc xin bạch hầu cho người trưởng thành. “WHO chỉ khuyến cáo tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ em và người lớn nếu trước đó chưa tiêm đủ. Còn với người trưởng thành thì cần nghiên cứu thêm”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.
Theo bác sĩ Ngọc, ở các nước phát triển, việc tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho người trưởng thành thường dành cho người trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 13. Vì hai nhóm người này thuộc nhóm có kháng thể yếu, cần tiêm để bổ sung kháng thể. “Việc người dân quan tâm đến bệnh bạch hầu là đáng mừng. Nhưng với những người trưởng thành, nếu lúc nhỏ có tiêm vắc xin đầy đủ thì không nên lo sợ bị lây bệnh và không cần đi tiêm vắc xin ngay. Nếu có điều kiện thì tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu (vắc xin TD) để phòng ngừa uốn ván sẽ tốt hơn”, bác sĩ Ngọc khuyên.
Ngoài tiêm vắc xin, đeo khẩu trang cũng là cách giúp tránh lây bệnh bạch hầu. Ảnh minh họa.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu cần làm gì?
Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu trú ngụ trong đường hô hấp của người. Vì vậy, nó có thể lây qua đường hô hấp như hắt hơi, giọt bắn. Để phòng ngừa mắc bệnh, chúng ta cần:
– Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
– Nên mang khẩu trang, nhất là khi đến nơi đông người.
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là khi đến những nơi công cộng. Cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
– Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạch hầu như viêm họng, có giả mạc họng, sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi, khó thở… cần báo ngay cho các cơ sở y tế để được điều trị, cách ly kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và lây lan.
News
Cả showbiz đến Phú Quốc ăn cưới Thanh Đoàn – Hà Trí Quang
Thanh Đoàn và Hà Trí Quang tổ chức đám cưới ở Phú Quốc vào ngày 6/11, vợ chồng Việt Hương sẽ đảm nhận vai trò chủ hôn. Mới đây, Thanh Đoàn và Hà Trí Quang cùng loạt sao Việt đình đám…
Văn Toàn công bố tin vui
Văn Toàn nhiều lần được “đẩy thuyền” với cô bạn thân 10 năm Hoà Minzy. Vậy trong suy nghĩ của Văn Toàn, Hoà Minzy là người như thế nào? Sự trêu đùa trên mạng xã hội khiến người trong cuộc…
Quốc Trường đẹp trai, giàu có vẫn độc thân
Quốc Trường vẫn đang độc thân vui tính dù được ‘đẩy thuyền’ với nhiều bóng hồng tài sắc. Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, những thông tin về cuộc sống riêng, đời tư của diễn viên Quốc Trường cũng nhận được sự…
Thông tin sức khỏe của NS Thương Tín hiện tại
Hình ảnh Thương Tín tiều tuỵ, sức khoẻ yếu khiến khán giả lo lắng. Ngày 05/11/2024 Saostar đưa tin “Lộ clip Thương Tín tiều tuỵ phải ngồi xe lăn”. Nội dung chính như sau: Sau 9 năm vắng bóng với…
Việt Hoa đẹp mê mẩn với 2 tạo hình trái ngược trong Độc đạo
Dù bốc lửa khi là bồ Tân khẹc hay ra dáng mợ khi là bà Hai của Quân già, Diễm đều đẹp mê mẩn với cả hai tạo hình trong Độc đạo. Độc đạo đã lên sóng khoảng 3/4 số tập…
Nhan sắc Á hậu Phương Nhi ở lễ ăn hỏi
Cuộc sống hiện tại của Á hậu Phương Nhi thu hút sự chú ý. Báo Saostar ngày 5/11/2024 đưa thông tin với tiêu đề: “Đoạn clip quay cận Á hậu Phương Nhi ở đám cưới” cùng nội dung như sau:…
End of content
No more pages to load