×

Cách chia thừa kế nhà đất do bố mẹ để lại mới nhất, tránh rắc rối về sau

Nhà đất do bố mẹ để lại, có 2 cách phân chia thừa kế, gồm: chia theo di chúc và chia theo pháp luật.

Nhà đất bố mẹ để lại phân chia thừa kế ra sao?Ảnh minh hoạ: Phan Anh
2 hình thức thừa kế di sản nhà đất do bố mẹ để lại?

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được quy định như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

Như vậy, người thừa kế có thể hưởng thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Ai được thừa kế di sản nhà đất?

Việc phân chia người được hưởng thừa kế nhà đất phụ thuộc vào việc, bố mẹ khi mất đi có để lại di chúc hay không.

+ Chia thừa kế nhà đất theo di chúc:

Di chúc gồm, di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc hợp pháp là khi người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối đe doạ, cưỡng ép; nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội…

Khi đó, quyền thừa kế nhà đất sẽ thực hiện theo đúng di chúc. Bên cạnh đó, các con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

+ Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật:

Khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc… thì nhà đất được chia theo pháp luật (theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015).
Ảnh minh hoạ: Phan Anh2 hình thức thừa kế di sản nhà đất do bố mẹ để lại? Ảnh minh hoạ: Phan Anh
Những người được thừa kế theo pháp luật, theo căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

– Diện thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản.

– Hàng thừa kế:

Thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News