Con có thể không thông minh, nhưng nhất định phải tốt bụng; con có thể không giỏi giải bài tập, nhưng nhất định phải hiểu lý lẽ làm người…
Ngày 29/7/2024, Tạp chí Phụ nữ mới đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bi kịch của một gia đình có con thi vào lớp 10 khiến nhiều phụ huynh nhận ra bài học đắt giá”. Nội dung cụ thể như sau:
Mới đây, nhiều trang tin của Trung Quốc đưa lại thông tin về một vụ việc đau lòng xảy ra ở thành phố Hàng Châu vào năm 2022. Vụ việc một lần nữa khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ, ngẫm lại cách nuôi dạy con của mình. Theo đó, một gia đình (được truyền thông Trung Quốc giấu tên) khi ấy có con vừa thi xong cấp 3. Đứa con tuy đỗ cấp 3 nhưng không phải là trường tốt nhất ở địa phương. Điều này khiến mẹ em rất thất vọng và thường xuyên có những lời nói chê trách con. Hai mẹ con lời qua tiếng lại nhiều đến nỗi hàng xóm nghe cũng quen.
Tuy nhiên, vào một ngày, khi thấy đứa con trai nằm nghịch điện thoại, mẹ em đã rất tức giận, giật lấy điện thoại của con ném mạnh xuống đất và mắng: “Suốt ngày chỉ biết chơi, có thời gian như vậy sao không biết đọc sách? Con nghịch điện thoại suốt ngày nên mới thi trượt. Con có xứng đáng với bố và mẹ không?”.
Chiếc điện thoại vỡ tan tành và lời mắng mỏ của người mẹ chính là giọt nước tràn ly khiến nam sinh vừa thi cấp 3 quyết định nhảy xuống từ tầng 18 tòa chung cư gia đình đang sinh sống. “Con đã học rất chăm chỉ. Con cũng biết bố mẹ đã vất vả và con rất tiếc vì điều đó. Nhiều lúc con tự hỏi liệu mẹ có yêu con hay không. Sau này con mới hiểu rằng thứ mà mẹ yêu không phải con mà là điểm số. Con mệt quá, con đi đây, mẹ có thể sinh thêm một đứa con nữa mà mẹ thích, nhớ đối xử tốt với nó nhé…”.
Ảnh minh họa
Sau khi đọc lá thư của con, người mẹ không chịu nổi cú sốc và cũng nhảy lầu, nối tiếp bi kịch. Được biết, người bố đi làm xa nên ở nhà chỉ có 2 mẹ con.
Cuộc sống không phải là 1 đấu trường
Áp lực đối với học sinh THCS đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm áp lực học tập, áp lực từ giáo viên, từ các bạn cùng lớp và từ chính sự kỳ vọng của phụ huynh.
Trong suy nghĩ của một số bậc cha mẹ, điểm số của con rất quan trọng. Khi con vui vẻ đạt được 8, 9 điểm, điều nhiều cha mẹ nhìn thấy chỉ là 1,2 điểm còn lại đâu, thay vì một lời khen ngợi thì yêu cầu con phải tiếp tục nỗ lực và phấn đấu để đạt điểm 10, để được vị trí nhất lớp.
Nhưng vị trí đầu tiên có thực sự dễ dàng đạt được? Cha mẹ có hiểu rằng con đã nỗ lực rất nhiều để đạt được điểm 8, điểm 9 hay không? Có lẽ chính 1, 2 điểm còn lại đã làm tăng thêm áp lực cho trẻ và gây ra những hậu quả không mong muốn.
Cha mẹ hãy dạy trẻ rằng: Việc chấp nhận thất bại ý nghĩa hơn nhiều so với việc phấn đấu để giành được vị trí số 1. Cuộc sống không phải là một đấu trường cạnh tranh và không cần phải phấn đấu để giành vị trí số 1 trong mọi việc. Nếu thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của “thứ nhất”, “top 1”, “đứng đầu”,… bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.
Có lẽ trẻ em đạt hạng nhất trong kỳ thi thì dễ, nhưng giữ hạng nhất không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình giáo dục trẻ, không phải lúc nào chúng ta cũng nên giáo dục trẻ phấn đấu đứng đầu trong mọi việc. Chúng ta có thể đạt được những kết quả nhất thời và niềm vui nhất thời nhưng về lâu dài, khả năng chống lại sự thất vọng của trẻ sẽ trở nên vô cùng mềm yếu.
Chỉ một lần không thành công, trẻ sẽ phải chịu một đòn đả kịch lớn về tâm lý, có thể dẫn đến kết quả không ngờ tới! Cha mẹ phải biết rằng điểm số không quyết định cuộc đời con cái mà quan trọng hơn là hình thành nhân cách lành mạnh cho con.
Vì vậy, cha mẹ cần phải làm gì?
– Thứ nhất: Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ cần dám buông tay, để con tự mình trải qua những khó khăn, thử thách. Chỉ như vậy mới có thể tăng cường khả năng chống chọi với những thất bại, giúp con đối mặt với những thử thách trong tương lai.
– Thứ hai: Cha mẹ không nên càu nhàu với con quá nhiều, hãy thường xuyên dẫn con đi dạo, thăm bảo tàng, công viên, bãi biển… để con thấy được thế giới rộng lớn, hiểu được sự nhỏ bé của mình, từ đó sinh ra lòng kính trọng đối với cuộc sống.
– Thứ ba: Cha mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, không nên chỉ dựa vào thành tích để đánh giá, mà hãy nhìn thấy những điểm sáng của con. Con có thể không thông minh, nhưng nhất định phải tốt bụng; con có thể không giỏi giải bài tập, nhưng nhất định phải hiểu lý lẽ làm người… Có vô vàn con đường để thành tài, không nên cố chấp ở một chỗ. Nhìn thấy những điểm sáng của con mới là cha mẹ biết cách giáo dục.
Tiếp đó, Webtretho đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bi kịch của 1 gia đình có con vừa thi lớp 10 khiến phụ huynh nhận ra: Con có thể học giỏi, nhưng không cần thiết phải giỏi nhất!”. Nội dung cụ thể như sau:
Cụ thể là mới đây, nhiều trang tin của T/rung Q/uốc đưa thông tin về một vụ việc đau lòng xảy ra ở thành phố Hàng Châu. Theo đó, một gia đình (được truyền thông giấu tên) khi ấy có con vừa thi xong cấp 3. Người con tuy đã thi đỗ cấp 3 nhưng không phải là trường tốt nhất ở địa phương. Điều này khiến mẹ em rất thất vọng và thường xuyên có lời nói chê trách con.
Vì điều này mà hai mẹ con đã nhiều lần lời qua tiếng lại đến hàng xóm cũng đã nghe quen rồi!
Vậy nhưng, vào một ngày, khi thấy con trai nằm nghịch điện thoại, mẹ em đã rất tức giận, nguồi mẹ gjật lấy điện thoại của con n/é/m mạnh xuống đất sau đó nói rằng: “Suốt ngày chỉ biết chơi, có thời gian như vậy sao không biết đọc sách? Con nghịch điện thoại suốt ngày nên mới thi trượt. Con có xứng đáng với bố và mẹ không?”.
Chiếc điện thoại vỡ tan tành và những lời nói của người mẹ chính là giọt nước tràn ly khiến nam sinh vừa thi cấp 3 quyết định ‘l/a/o’ từ tầng 18 của toà chung cư gia đình đang em sinh sống.
Lá thư cuối cùng mà em để lại có nội dung như sau: “Con đã học rất chăm chỉ. Con cũng biết bố mẹ đã vất vả và con rất tiếc vì điều đó. Nhiều lúc con tự hỏi liệu mẹ có yêu con hay không. Sau này con mới hiểu rằng thứ mà mẹ yêu không phải con mà là điểm số. Con mệt quá, con đi đây, mẹ có thể sinh thêm một đứa con nữa mà mẹ thích, nhớ đối xử tốt với nó nhé…”,
Sau khi đọc lá thư của con, người mẹ không chịu nổi cú sốc và cũng ‘lao xuống đất’ rồi ra đi mãi. Bi kịch nối nối tiếp bi kịch. Được biết, người bố trong gia đìnhnày đi làm xa nên ở nhà chỉ có 2 mẹ con.
Ghi nhận những thành tựu của con, đừng bắt con lúc nào cũng phải giỏi nhất, ảnh minh họa, nguồn: dSD
Bài học đau lòng nhưng vô cùng đắt giá
Nếu ai đã từng đồng hành cùng con trong các cuộc thi vào cấp 3 hay vào đại học thì đều biết, áp lực đối với học sinh đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm áp lực học tập, áp lực từ giáo viên, từ các bạn cùng lớp và từ chính sự kỳ vọng của phụ huynh.
Trong suy nghĩ của một số bậc cha mẹ, điểm số của con rất quan trọng. Thậm chí, sự kì vọng thái quá đôi khi khiến các em ngột ngạt và chính bản thân bố mẹ cũng không bao giờ cảm thấy được ‘mãn nguyện’. Bởi vì, với những bậc phụ huynh như thế này, dù con đạt được 8, 9 điểm thì điều duy nhất mà cha mẹ nhìn thấy chỉ là ‘1, 2 điểm còn lại đâu, tại sao con lại không đạt điểm 10 mà lại bỏ lớ 1,2 điểm đáng tiếc như vậy’.
Thay vì một lời khen ngợi và ghi nhận những gì mà con đã cố gắng thì bố mẹ lại yêu cầu con phải tiếp tục nỗ lực và phấn đấu để đạt điểm 10, nhất định phải là điểm 10 toàn vẹn, thậm chí là để được vị trí ‘nhất lớp’ ‘nhất trường’.
Vậy nhưng, vị trí đầu tiên có thực sự dễ dàng đạt được? Cha mẹ có hiểu rằng con đã nỗ lực rất nhiều để đạt được điểm 8, điểm 9 hay không? Có lẽ chính 1, 2 điểm còn lại đã làm tăng thêm áp lực cho trẻ và gây ra những bi kịch đáng tiếc như vậy!
Cha mẹ hãy dạy trẻ rằng: Việc chấp nhận thất bại và không nản lòng sẽ ý nghĩa hơn nhiều so với việc phấn đấu để giành được vị trí số 1. Cuộc sống không phải là một đấu trường cạnh tranh và không cần phải phấn đấu để giành vị trí số 1 trong mọi việc. Chỉ cần con luôn giữ được sự tiến thủ, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ngày hôm qua đã là điều tuyệt vời rồi.
Nếu cha mẹ và con cái cùng nhau thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của “thứ nhất”, “top 1”, “đứng đầu”,… thì tất cả sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều.
Ai cũng biết, học sinh đạt hạng nhất trong kỳ thi đã khó nhưng giữ hạng nhất lại là điều càng khó hơn. Trong quá trình giáo dục trẻ, không phải lúc nào chúng ta cũng nên giáo dục trẻ phấn đấu đứng đầu trong mọi việc. Điều này có thể giúp cha mẹ đạt được những kết quả và niềm vui nhất thời nhưng về lâu dài sẽ vô tình khiến cho khả năng chống lại sự thất vọng, đối mặt với thất bại của trẻ sẽ trở nên vô cùng mềm yếu.
Chỉ một lần không thành công, trẻ sẽ phải chịu đòn đả kịch lớn về tâm lý, có thể dẫn đến hậu quả không ngờ tới!
Cha mẹ phải biết rằng điểm số không quyết định thành công cuộc đời con cái sau này mà quan trọng hơn là hình thành nhân cách lành mạnh cho con. Cũng như khi bước ra đời, con không nhất thiết cứ phải tranh đấu với mọi người để trở nên giàu có nhất, thành công nhất mà con chỉ cần luôn biết phấn đấu, trở thành phiên bản tốt nhất của mình trong phạm vi có thể là điều hạnh phúc nhất!