×

Công Phượng ở Nhật Bản 2 năm: Quá tiếc nuối

Màn trình diễn quá mờ nhạt của Công Phượng khiến người hâm mộ ở quê nhà thất vọng trong 2 năm anh xuất ngoại tại Nhật Bản.

Báo VTC ngày 18/9 đưa thông tin với tiêu đề: Công Phượng ở Nhật Bản 2 năm: Đá bóng không ai nhớ, chỉ biết pha cà phê giỏi. Với nội dung như sau:

Nguyễn Công Phượng chia tay Yokohama sau gần 2 năm khoác áo đội bóng Nhật Bản. Trong ngày tiền đạo sinh năm 1995 hết hợp đồng, lời tạm biệt của câu lạc bộ có lẽ khiến những người yêu mến cầu thủ này cảm thấy buồn. Ấn tượng về Công Phượng được Yokohama nhắc đến chỉ là “những ly cà phê thơm ngon”.

Nguyễn Công Phượng, người đã cùng chúng ta chiến đấu trong khoảng một năm rưỡi, sẽ rời đội trong ngày hôm nay. Mọi người đều yêu mến tính cách tốt bụng của Công Phượng và chắc chắn nhiều đồng đội sẽ cảm thấy buồn vì không thể uống được ly cà phê thơm ngon mà Công Phượng đã pha trong tủ đồ của mình“, Yokohama viết về Công Phượng.

Mờ nhạt trên sân cỏ, ghi dấu trong phòng thay đồ

Công Phượng cũng như nhiều người Việt Nam khác luôn mang theo cà phê như một món quà đặc trưng cho bạn bè quốc tế khi ra nước ngoài làm việc. Dù không phải người sôi nổi trên mạng xã hội nhưng Công Phượng vẫn được biết đến như một người sống “có trước, có sau” với đồng đội và bạn bè xung quanh mình. Việc tiền đạo sinh năm 1995 pha cà phê cho đồng đội trong thời gian rảnh chẳng phải chuyện bất ngờ.
Nguyễn Công Phượng từng được Yokohama FC bố trí quảng cáo pha cà phê.

Nguyễn Công Phượng từng được Yokohama FC bố trí quảng cáo pha cà phê.

Anh biết cách pha cà phê và có nguyện liệu tốt nên sẽ tạo ra món đồ uống dễ dàng ghi dấu trong lòng bè bạn. Đáng tiếc, đó lại là những gì đẹp nhất về Công Phượng mà Yokohama FC và các cầu thủ của đội bóng này nhớ về tuyển thủ Việt Nam.

Mùa giải này, Yokohama FC xuống hạng, thi đấu tại J.League 2 nhưng Công Phượng vẫn hiếm khi được lựa chọn. Công Phượng chỉ có một trận đá chính duy nhất cho Yokohama FC trong 20 tháng. Hồi tháng 5, Công Phượng thi đấu 17 phút trong trận thua 1-3 của Yokohama FC trước Nagoya Grampus tại cúp Quốc gia Nhật Bản. Mùa trước, anh chỉ có chưa tới 2 phút thi đấu.

Với thời gian thi đấu ngắn ngủi như vậy, Công Phượng chẳng thể nào tạo ra điểm nhấn trên sân cỏ. 0 bàn thắng, 0 kiến tạo và 0 có trận nào đá chính là thông số khiến bản thân anh phải buồn lòng. Còn với ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam, họ không đủ dữ liệu để đánh giá về Công Phượng và cách đơn giản nhất là gạch tên cựu cầu thủ HAGL khỏi danh sách.

Tháng 6/2024, Yokohama FC đề nghị Công Phượng quay quảng cáo các sản phẩm gia dụng liên quan đến cà phê. Công Phượng vào vai một người pha chế. Anh vẫn hạnh phúc với những gì đang có.

Công Phượng phải tìm lại chính mình

Khi Nguyễn Công Phượng trở lại Việt Nam, anh không có nhiều lựa chọn. Thực ra, tất cả các đội bóng và nhà chuyên môn chưa bao giờ xem thường chuyên môn của tiền đạo này như cái cách anh bị “tấn công” trên mạng xã hội. Không thi đấu 2 năm chẳng phải lý do để hạ thấp tài năng của Công Phượng.
Công Phượng sa sút không phanh tại Yokohama FC.

Công Phượng sa sút không phanh tại Yokohama FC.

Công Phượng chắc chắn là một cầu thủ có chất lượng hàng đầu. Tuy nhiên cũng có nhiều người khác rất tốt. Đối với tôi hay đội Bình Dương, điều quan trọng nhất là sự phù hợp. Cầu thủ hay mà không phù hợp thì không thể chuyển nhượng về được“, HLV Hoàng Anh Tuấn đánh giá đến Công Phượng.

Sự dè dặt của ông Hoàng Anh Tuấn chính là nỗi lòng của nhiều đồng nghiệp và các nhà quản lý. Công Phượng tài năng, có sức hút rất lớn nhưng giá chuyển nhượng thì rất cao. Bỏ ra trên dưới 20 tỷ đồng để sở hữu Công Phượng chưa chắc sẽ mang đến hiệu quả như mong muốn.

Khác với các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại rồi đánh mất phong độ, Công Phượng thường nhanh chóng thích nghi và lấy lại phong độ sau thời gian ngắn khi trở lại V.League. Nếu chọn một đội hạng Nhất, Công Phượng không tránh khỏi khó khăn nhất định để tìm lại chính mình. Với chàng trai quê Nghệ An, anh cần tìm con đường nhanh chóng trở lại đội tuyển Việt Nam.

Suy cho cùng, Công Phượng hay bất kì cầu thủ nào đều kiếm bộn tiền nhờ hoạt động thương mại, quảng cáo. Nhưng nguồn thu nhập ấy đều xuất hiện khi họ nổi tiếng bằng tài năng trên sân cỏ. Việt Nam chưa có những cầu thủ đá bóng “tầm trung” nhưng lại nổi bật hơn các ngôi sao lớn.

Ở tuổi 29, Nguyễn Công Phượng vẫn còn thời gian để tạo nên cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp. Đừng quên rằng, anh là cầu thủ HAGL hiếm hoi trong thế hệ vàng chưa có danh hiệu nào ở cấp độ câu lạc bộ.

Tiếp đến, báo Đời Sống Pháp Luật cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Công Phượng “pha cà phê ngon” và sự thật phũ phàng đằng sau lời chia tay mùi mẫn của CLB Nhật Bản

Nội dung được báo đưa như sau:

Yokohama FC dành những lời lẽ khá tình cảm để tạm biệt Công Phượng, tuy nhiên thông điệp đó lại khiến không ít CĐV Việt Nam cảm thấy chạnh lòng.

Yokohama FC dành những lời lẽ khá tình cảm để tạm biệt Công Phượng, tuy nhiên thông điệp đó lại khiến không ít CĐV Việt Nam cảm thấy chạnh lòng.

“Công Phượng được mọi người yêu mến nhờ tính cách tốt bụng. Đồng đội sẽ cảm thấy buồn vì không còn được uống những ly cà phê thơm ngon mà anh đã pha trong phòng thay đồ. Công Phượng là cầu thủ mạnh mẽ trước khung thành và có kỹ thuật tuyệt vời. Chúc Công Phượng may mắn ở chặng đường tiếp theo”.

Đó là lời tạm biệt được Yokohama FC gửi đến cho Công Phượng khi cầu thủ này quyết định rời đội bóng sau gần 2 mùa giải gắn bó. Thông điệp này nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận của các CĐV Việt Nam. Lý do đơn giản bởi Công Phượng, một cầu thủ từng là ngôi sao của bóng đá Việt Nam, giờ đây khi chia tay một CLB nước ngoài lại được nhớ đến bởi việc… pha cà phê ngon.
Dòng chữ trên bức ảnh của Yokohama FC: “Chào mừng đến với Cafe Công Phượng”.

Trên thực tế, lời nhắn của Yokohama FC cũng dành sự khen ngợi cho tố chất kỹ thuật của Công Phượng. Tuy nhiên nhìn vào việc sau gần 2 mùa giải, Công Phượng chỉ được ra sân vỏn vẹn 3 lần ở J.League Cup, chơi hơn 80 phút, không được thi đấu dù chỉ 1 phút tại J1 League và J2 League, đủ cho thấy những phẩm chất kia đã chẳng có mấy dịp để đóng góp cho CLB.

Giờ đây ở tuổi 29, nếu Công Phượng quyết định về Việt Nam, có lẽ anh cũng chính thức khép lại cơ hội xuất ngoại của mình. Thật khó để một cầu thủ Việt có thể tìm kiếm một đội bóng nước ngoài sau tuổi 30. Điều đó đồng nghĩa với việc sau nhiều năm bôn ba, giấc mơ xuất ngoại của Công Phượng đã kết thúc theo cách chẳng mấy vui vẻ gì.

Tính đến hiện tại, Công Phượng là cầu thủ Việt Nam chơi cho nhiều CLB nước ngoài nhất. Anh có 4 lần xuất ngoại, đầu quân cho Mito Hollyhock (Nhật Bản, 2016), Incheon United (Hàn Quốc, 2019), Sint-Truiden (Bỉ, 2019) và Yokohama FC (Nhật Bản, 2023-2024).

Tại 4 CLB này, Công Phượng có tổng cộng 17 lần ra sân, trong đó ở Incheon United anh có cơ hội nhiều nhất với 352 phút thi đấu sau 8 trận (3 lần đá chính). Nhưng rồi sau tất cả, dấu ấn mà Công Phượng để lại không có nhiều. Anh không có được bất kỳ bàn thắng hay kiến tạo nào, chật vật tìm vị trí dù đã rất nỗ lực hòa nhập, và cuối cùng đành rời đi với cùng một kịch bản: không được trọng dụng.

Ở tuổi 29, Công Phượng chuẩn bị nhận được một khoản tiền lót tay không lồ đến từ một CLB hạng Nhất. Sự trở lại lần này cũng được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa lên ĐTQG với tiền đạo này. Tuy nhiên nhìn cách Công Phượng, rồi Quang Hải, Văn Hậu… lần lượt phải trở về không kèn không trống sau những lần xuất ngoại, người hâm mộ Việt Nam có lẽ đang tự hỏi đến khi nào mới có một cầu thủ Việt Nam thực sự có thể bùng nổ ở nước ngoài?

Đặng Văn Lâm là cái tên hiếm hoi được ra sân thi đấu nhiều khi xuất ngoại. Nhưng rồi với tình cảnh “tre đã già mà măng chưa mọc” như hiện tại của bóng đá nước nhà, giấc mơ này liệu có phải quá xa vời?

Rộ tin Công Phượng trở lại Việt Nam sau khoảng thời gian khó khăn và già nua ở Nhật Bản, Viên Minh có về cùng?

Related Posts

Our Privacy policy

https://dailytin24.com - © 2025 News