Miền Bắc đang trải qua một đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử. Những ngày qua mưa to “sầm sập” ở miền Bắc làm phức tạp thêm tình hình lũ lụt, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 16 tỉnh phía Bắc.
Dự báo miền Bắc tiếp diễn mưa to
Dự báo thời tiết khoảng thời gian từ chiều tối 11/9 sẽ là đỉnh điểm đợt mưa lớn đang diễn ra ở miền Bắc.
Trong đó, vùng núi và trung du Bắc Bộ từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9 có mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm, riêng Lào Cai, Yên Bái từ 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Đêm 11/9, vùng núi và trung du Bắc Bộ giảm mưa với lượng phổ biến còn 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hoà Bình, Thanh Hóa là trọng tâm của đợt mưa lớn lần này. Từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, khu vực này mưa phổ biến từ 50-120mm, cục bộ trên 250mm. Từ đêm 11/9 đến chiều 12/9, phổ biến 30-70mm, có nơi trên 120mm.
Miền Bắc tiếp tục mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi. Ảnh minh họa.
Miền Bắc nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 16 tỉnh
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trong 6h tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố gồm Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bãi, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Các địa phương có cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1, riêng Yên Bái ở cấp 2.
Trung tâm khẳng định lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.
Đáng chú ý trong 24h qua (từ 8h ngày 10/9 đến 8h ngày 11/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như Cát Bà 210 mm (Hải Phòng); Cao Sơn 110 mm (Hòa Bình); Cẩm Phả 110 mm (Quảng Ninh); Dân Hạ 109 mm (Hòa Bình); Trung Hội 96 mm (Thái Nguyên); Năm Làng 94 mm (Cao Bằng); Yên Lương 81 mm (Phú Thọ); Đan Hội 78 mm (Bắc Giang); Xuân Lộc 97 mm (Thanh Hóa)…
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Trong 3-6h tới, khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10-30 mm, có nơi trên 70 mm.
Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 3h qua, theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía thành phố Hà Nội.
Dự báo khoảng 20 phút đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này trước tiên gây mưa rào và dông cho khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội như Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên…
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá ở cấp 1.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề lũ ông Vũ Đức Long. Vụ trưởng Vụ Quản lý Dự báo, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, những ngày qua, hầu hết các tỉnh thành Bắc Bộ đều xuất hiện lũ diện rộng, đặc biệt là lưu vực sông Thao địa phận Lào Cai và Yên Bái, các trạm thủy văn ghi nhận mức lũ lịch sử.
Ngoài ra, khu vực hạ lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam đều xuất hiện lũ trên báo động 3 với ngập lụt diện rộng ảnh hưởng đến đời sống.
Ứng phó với mưa lũ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.
Chỉ đạo các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của bão, mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất nông nghiệp ngay sau bão, mưa lũ.
Chỉ đạo tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất nông nghiệp, không để xảy ra thiếu nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm 2024 và Tết nguyên đán.
Tìm mọi biện pháp có thể để kiểm soát nước lũ từ thượng lưu chảy về hồ Thác Bà. Các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái tìm mọi biện pháp có thể để kiểm soát nước lũ từ thượng lưu chảy về hồ Thác Bà. Thành phố Hà Nội, các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các địa phương đã thống kê một số thiệt hại tính đến 9 giờ ngày 11/9/2024, có 201 người chết, mất tích (trong đó 143 người chết, 58 người mất tích).