Nói đến tên thành phố này, người dân Việt Nam nhớ ngay đến một nơi có nhiều di sản quốc gia. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú.

Trong lịch sử Việt Nam có nhiều vùng đất địa linh nhân kiệt từng được chọn làm kinh đô. Trong đó, cái tên nổi trội không kém Thăng Long xưa chính là Huế. Đây là kinh đô của hai triều đại: Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh xâm lược, Hoàng đế Quang Trung đã dẫn đại quân về miền Trung, chọn Huế làm kinh đô nước ta. Nơi đây là thành trì của đất nước trong suốt hơn 10 năm (1789 – 1801). Đến năm 1802, Nguyễn Ánh lập nên vương triều Nguyễn, Huế tiếp tục được chọn là kinh đô trong hơn 143 năm (1802 – 1945), trải qua 13 đời vua.

thanh-pho-hue-5

Thừa Thiên – Huế từng thuộc hai châu Ô, Lý của Chăm Pa, được vua Chế Mân trao cho Đại Việt từ năm 1307. Vào thời vua Lê Thánh Tông, nước ta chia thành 12 đạo thừa tuyên. Bấy giờ Huế thuộc xứ Thuận Hóa, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay. Sau này vào thời Tây Sơn, Huế được gọi là Phú Xuân.

Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, nước ta chia làm 23 trấn, 4 dinh, Huế lại thuộc dinh Quảng Đức. Năm 1822, vua Minh Mạng đổi tên nơi đây thành phủ Thừa Thiên. Sau năm 1975, Huế trở thành một phần của tỉnh Bình Trị Thiên và chính thức tách ra vào năm 1989.

thanh-pho-hue-1

thanh-pho-hue-2

Thành phố Hế chính là tỉnh lỵ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng là thành phố trực thuộc tỉnh có tên gọi ngắn nhất Việt Nam với chỉ 3 chữ cái. Tuy hiện tại không còn là kinh đô, nhưng vùng đất này vẫn là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Huế còn được đánh giá là thành phố di sản với rất nhiều địa danh nổi tiếng như sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, khu di tích cố đô,… Ngoài ra, Huế còn là nơi sở hữu đến 5 danh hiệu UNESCO về di sản.

thanh-pho-hue-3

Nói Huế là thành phố độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, có nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương… Bên cạnh đó là đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích lớn nhất Đông Nam Á.

thanh-pho-hue-4

thanh-pho-hue-6

Huế còn lưu giữ Di sản quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận là quần thể kiến trúc Cố đô với hệ thống di tích cổ kính của nhà Nguyễn. TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên – Huế nhận định, cho đến nay, không nơi nào ở Việt Nam có được ưu thế đặc biệt về di sản như Thừa Thiên – Huế.