Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có ý kiến cho rằng cần làm rõ hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo nguyên tắc thẳng nhất có thể, nhất là đoạn đi qua tỉnh Nam Định.
Làm rõ phương án kết nối của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Theo báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về phạm vi, quy mô đầu tư và hướng tuyến.
Cụ thể, dự án có điểm đầu tại thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm) với chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ hơn phương án kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông khác; kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế.
Theo cơ quan này, có ý kiến đề nghị bổ sung, thuyết minh các phương án so sánh để làm cơ sở lựa chọn hướng tuyến theo đề xuất của Chính phủ, đồng thời làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn đi qua tỉnh Nam Định để bảo đảm hiệu quả cho dự án.
Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất bố trí 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, 5 depot tàu khách, 4 depot tàu hàng, 45 trạm bảo dưỡng hạ tầng để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy các ga hành khách tại một số địa phương được bố trí cơ bản không nằm trong các vị trí trung tâm đô thị (ga Ngọc Hồi, ga Thủ Thiêm, ga Nam Định…).
Trong khi đó, để bảo đảm tối đa hiệu quả cho dự án, các vị trí ga phải được bố trí thuận lợi thu hút được nhiều hành khách nhất. Do đó, cơ quan này đề nghị làm rõ việc lựa chọn các vị trí ga của dự án.
Tính toán giá vé bằng 60-70% giá vé bình quân các hãng hàng không
Ngoài ra, theo báo cáo thẩm tra sơ bộ, tuyến đường sắt hiện hữu sẽ được cải tạo, nâng cấp để vận chuyển hàng hóa và phục vụ hành khách du lịch chặng ngắn. Trong khi đó, tuyến đường sắt tốc độ cao, ngoài vận chuyển hành khách, cũng được thiết kế để vận chuyển hàng hóa.
Do đó, cơ quan này đề nghị làm rõ hơn nhu cầu vận tải hàng hóa trên đường sắt tốc độ cao và phương án khai thác của 2 tuyến đường sắt này để có giải pháp đầu tư phù hợp, tối ưu.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đã phân tích độ nhạy với các kịch bản khi chi phí tăng 5%, 10% và lợi ích giảm 5%, 10%.
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, có ý kiến cho rằng, trong hiện tại và trong tương lai gần, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể thực hiện phần lớn các hoạt động giao dịch thương mại, ký kết thỏa thuận, hợp đồng, đàm phán, đối thoại… trên các nền tảng kỹ thuật số dẫn đến giảm nhu cầu di chuyển, gặp gỡ trực tiếp.
Ảnh đồ họa tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Ảnh: AI).
Do vậy, cơ quan này đề nghị cần rà soát, tính toán thận trọng hơn, đồng thời phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện giải pháp phù hợp.
Về hiệu quả tài chính, Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán dự báo về nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc dự án đưa vào khai thác với lợi thế về thời gian, giá vé và các ưu thế khác mà phương thức vận tải này mang lại sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chặng bay quãng ngắn (như Hà Nội – Vinh, TP Hồ Chí Minh – Nha Trang…).
Do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển của các cảng hàng không trong tương lai. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chưa làm rõ đối với nội dung này.
Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính khả thi, hiệu quả của việc tính toán giá vé bằng 60-70% giá vé bình quân các hãng hàng không đang khai thác trên cùng chặng và làm rõ cách tính giá vé toàn chặng, so sánh với các tuyến đường sắt tốc độ cao tương tự của các quốc gia trên thế giới, trong khi Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ và phải nhập khẩu, đầu tư nhiều hạng mục, có thể dẫn đến giá vé cao hơn thực tế.
Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác các tuyến đường sắt cao tốc.
News
Hà Nội dự kiến lắp hàng trăm trạm thu phí vào nội đô: Liệu có khả thi?
Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng 19% nhu cầu đi lại của người dân nên việc kiểm soát xe máy, thu…
Hà Nội: 370 tỷ đồng xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên nối tiếp từ đường Vành…
Cơ ngơi của cặp nghệ sĩ nổi tiếng với đám cưới ‘cổ tích’ thập niên 1980
Vợ chồng diễn viên Chiều Xuân sống trong căn biệt thự cổ được xây dựng từ những năm 1930 ở 65 Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). NSƯT Chiều Xuân gây ấn tượng trong các phim…
Làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, NSND Xuân Bắc có còn diễn hài?
Trước băn khoăn của nhiều khán giả về việc có tiếp tục diễn hài, NSND Xuân Bắc – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã lên tiếng. Ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Diễn viên Quang Minh và nhạc sĩ Đức Huy đón con ở tuổi U70: Bác sĩ cũng k;;inh ngạc
Liệu đàn ông có thể làm cha một cách an toàn ở độ tuổi này? Cùng lắng nghe những chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn của bác sĩ sản khoa để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Ở…
L;ộ d;iện người thay thế NSND Xuân Bắc
NSƯT Kiều Minh Hiếu – Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao điều hành hoạt động và đứng tên chủ tài khoản của nhà hát sau khi NSND Xuân…
End of content
No more pages to load