Tỉnh Tây Ninh sẽ ưu tiên các dự án nâng cấp hạ tầng, đường sá, thực hiện vai trò cầu nối giữa TP.HCM với nước bạn, cũng như giao thông trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 565/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Địa phương này sẽ được hướng tới để phát triển thành một vùng phát triển năng động, văn minh cùng với môi trường sống tốt đạt chuẩn.

Số tiền dự kiến cần huy động vốn để đầu tư cũng như phát triển Tây Ninh khoảng 628.000 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu kinh tế của tỉnh được phân bổ như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11%, công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 58%, dịch vụ chiếm 25% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%.

UBND tỉnh Tây Ninh mới đây đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 26/4/2024 về Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024. Danh mục này bao gồm: lĩnh vực đầu tư xây dựng khu đô thị 6 dự án, lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở 15 dự án, lĩnh vực Khu thương mại dịch vụ và chợ 10 dự án, Lĩnh vực Giao thông vận tải 1 dự án, lĩnh vực Kho bãi xuất nhập khẩu hàng hoá 2 dự án, lĩnh vực du lịch 3 dự án và nhiều dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao…

Vậy tại sao lại lựa chọn Tây Ninh để đầu tư và phát triển? Nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn hấp dẫn và văn hóa đặc sắc. Tây Ninh được nhiều người ví như vùng đất thánh và thể hiện rõ về mảng văn hóa ẩm thực. Tại đây có nhiều công trình nổi bật là Tòa thánh Tây Ninh – công trình tôn giáo lớn nhất đạo Cao Đài. Những kiến trúc văn hóa nổi bật cùng lối sống văn hóa đã tạo nên bản sắc riêng cho vùng đất này.

Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Tây Ninh là vị trí cầu nối giữa TP.HCM với thủ đô của Campuchia. Địa phương cũng là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi có tới 16 cửa khẩu. Vậy nên việc giao thương, trao đổi hàng hóa qua địa phương này cũng cần được quan tâm và chú ý. Không chỉ đường bộ mà đường thủy của địa phương cũng cần được đầu tư mạnh để giao thương thuận tiện.

Tỉnh đang đầu tư trung tâm logistics, cảng cạn và cảng tổng hợp Tây Ninh có quy mô 259ha, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn 1 trước năm 2025.

Theo đánh giá của chuyên gia, hạ tầng giao thông kết nối Tây Ninh với các vùng lân cận quy mô nhỏ, kết nối với TP.HCM gần như chỉ có Quốc lộ 22 và hiện đã xuống cấp. Việc này cản trở ít nhiều đến giao thương hàng hóa và phát triển xã hội địa phương. Có thể nói, đầu tư và phát triển vào Tây Ninh sẽ tạo nên đột phá mới trong tương lai, giúp thúc đẩy giao thương Vùng trọng điểm kinh tế phía nam và các nước láng giềng.