Nước đóng bình quen thuộc với tất cả chúng ta, từ gia đình, trường học, công sở đều dùng loaị nước này, thế nhưng nó tiềm ẩn những nguy hiểm đáng sợ.
Báo Khỏe và Đẹp năm 2021 đưa thông tin với tiêu đề: Tại sao nước đóng bình chỉ có 15k: Đừng uống nữa nếu không muốn gan, thận hỏng hết, nội tạng ‘nát bấy’. Với nội dung như sau:
Bình nước 20 lít bán với giá từ 14-20k một bình là sản phẩm cực kỳ quen thuộc với chúng ta.
Từ hộ gia đình, trường học, công sở,… ai ai cũng đều uống loại nước này. Mỗi khi hết nước, chỉ cần một cú điện thoại ‘đổi nước’ là sẽ có ngay một bình khác, giá rẻ lại tiện dụng.
Theo quảng cáo trên nhãn bình nước thì loại nước này được khai thác và lọc theo quy trình nghiêm ngặt, thế nhưng thực tế như nào không ai kiểm tra được.
Chưa kể, có rất nhiều hộ gia đình hoặc các xưởng nhỏ sản xuất loại nước này, có đảm bảo vệ sinh hay không thì có trời mới biết.
Các chuyên gia cho rằng, việc uống nước bình kiểu này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Về chất liệu vỏ bình
Hiện tại chúng ta có thể mua được 1 bình nước bình dân với giá khoảng 15 nghìn đồng 1 bình 20 lít. Tôi vẫn hỏi liệu mọi người có bỏ thời gian ra để đọc thông tin về vỏ bình chưa? Rằng chúng được làm bằng chất liệu nhựa gì, có an toàn không?.
Theo nhiều cuộc điều tra, hầu hết các loại vỏ bình này thường được làm từ chất liệu nhựa rẻ tiền mà không hề được công bố rõ ràng, và đặc biệt hơn nó còn là nhựa tái chế, sử dụng để đóng lại nước cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Chưa kể thời gian để nước lâu trong bình mới sử dụng đến, khiến nhựa thôi nhiễm vào nước gây hại cho đường tiêu hóa, tích lũy nhiều độc tố vào trong cơ thể chúng ta.
Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Ấn Độ, họ đã ví việc tái sử dụng những bình nhựa đựng nước có thể mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chó trong gia đình.
Các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 300 triệu vi khuẩn trên mỗi xen-ti-mét vuông vỏ bình nhựa đã qua sử dụng. Tái sử dụng những bình nhựa sẽ đẩy chúng ta tới nguy cơ tiếp xúc lượng vi khuẩn cực lớn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa): “Những loại bình nhựa này được sản xuất nhan nhản khắp nơi nên rất có khả năng sản xuất từ loại nhựa không đảm bảo. Nếu sản xuất từ loại nhựa phế liệu thì càng nguy hiểm vì những loại nhựa này về nguyên tắc là không được sử dụng.”
“Tuy nhiên, nếu sử dụng nhựa tái chế để đựng nước uống thì đừng quên rằng chất độc từ vỏ bình – chính là nhựa tái chế có khả năng thôi nhiễm ra nước uống. Điều này rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng tùy thuộc vào mức độ uống nhiều hay ít, lâu hay chóng loại nước đóng bình này”.
“Trong vệ sinh an toàn thực phẩm, những loại nhựa đều là polyme, được tạo từ mắt xích monome. Nếu nhựa được sản xuất, tái chế không đảm bảo sẽ khiến mắt xích monome tan vào trong nước. Khi uống vào sẽ tích tụ trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe”, chuyên gia lý giải.
Chất lượng nước đóng bình
Nói về quy trình sản xuất nước uống đóng bình có chất lượng, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thị Sửu – Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải qua các bước: Nước thô được lọc qua than hoạt tính để khử mùi, sau đó trao đổi ion khử các loại khoáng, lọc ngược để khử các vi sinh vật.
Và qua hệ thống đóng chai phải là một môi trường rất vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật. Có thể thấy phần nào, nước uống đảm bảo phải trải qua nhiều giai đoạn và đòi hỏi nhiều kinh phí, tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng, mỗi bình nước với dung tích 20L chỉ ở mức giá không quá 15 nghìn đồng chính là điều mà chúng ta nên đặt câu hỏi.
Nếu nước đóng bình mà không được lọc cẩn thận qua từng bước như trên thì sẽ dễ dàng nhiễm khuẩn E.Coli gây tiêu chảy, viêm đường ruột. Những kim loại nặng như chì, thủy ngân rất độc hại, khi sử dụng lâu ngày và tích lũy trong cơ thể có khả năng gây bệnh ung thư. Các cặn đồng, sắt trong quá trình sản xuất, do máy móc thiết bị thô sơ, cũ kỹ để lại trong nước là điều khó tránh khỏi tại những cơ sở được trang bị sơ sài.
Tiếp đến, báo Tiền Phong cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Không muốn phá gan hại thận thì dừng ngay những kiểu uống nước này
Nội dung được báo đưa như sau:
Nhiều người ‘vô tư’ uống bất cứ loại nước gì mình thích, hoặc để ‘khô khát cháy cổ’ mới uống mà không nghĩ mình đang tự phá hỏng hết gan, thận.
Uống không đủ nước
Rất nhiều bạn đặc biệt là người làm văn phòng có thói quen khát khô cả cổ mới chịu đi uống nước. Hậu quả của việc này là cơ thể không nạp đủ nước, không thể chuyển hóa “chất thải” trong cơ thể một cách tốt nhất được nên dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng.
Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.
Bạn nên chuẩn bị một bình nước lớn kế bên người và uống mỗi khi cảm thấy khát, đừng làm biếng đợi đến khi khát khô cả cổ mới đi uống đấy. Lượng nước cần nạp cho một người bình thường là khoảng 2,5 lít/ngày.
Uống quá nhiều nước
Nếu ở trên là uống không đủ nước thì uống quá nhiều nước cũng là cái tội với thận của bạn.
Rât đơn giản bạn có thể hình dung thế này. Thận là trung tâm lọc nước, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu bạn uống nhiều nước hơn đồng nghĩa với việc thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn từ đó tình trạng “suy thận” là điều không thể tránh khỏi. Thế nên bạn chỉ cần nạp đủ nước vào cơ thể mỗi ngày là đủ.
Không uống nước trước khi đi ngủ
Nhiều người quan niệm uống nước trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến tiểu đêm, điều này chỉ đúng khi bạn uống sai cách. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, hãy uống một ngụm nước nhỏ để bảo vệ sức khỏe.
Không uống nước ngay sau khi ngủ dậy
Đây chính là thói quen vô cùng gây hại sức khỏe. Uống nước khi vừa thức dậy giúp bổ sung lượng nước bị mất do quá trình trao đổi chất khi ngủ. Hơn nữa, thói quen này còn làm giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
Mặc dù thói quen uống nước buổi sáng là rất tốt nhưng mọi người cũng cần lưu ý về lượng nước mà cơ thể hấp thụ. Uống quá nhiều nước cùng một lúc sẽ làm loãng máu, tăng gánh nặng cho tim. Trong khi đó, buổi sáng là thời điểm có tỷ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ rất cao.
Tốt nhất, bạn không nên uống quá 150ml nước khi bụng đói. Khi uống thì nên chú ý uống từng ngụm và uống từ từ.
Uống nước ngọt thay nước lọc
Nhiều người không thích uống nước lọc nên đã có thói quen uống nước ngọt thay cho nước lọc. Nhưng thói quen này gây ảnh hưởng tới thận, bởi khi bạn uống rất nhiều nước ngọt sẽ khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn sẽ ảnh hưởng nhất định.
Bên cạnh đó, bạn thường xuyên uống các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây bệnh gút, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường… Vì vậy, bạn nên uống nước lọc theo đúng quy định để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Uống trà thay cho nước lọc
Người Việt thường có sở thích uống trà vào bữa sáng. Tuy nhiên, trà đặc thường chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên uống lúc bụng đói có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận .
Ngoài ra, trong trà xanh có chứa chất tannin. Việc sử dụng quá nhiều trà xanh sẽ dẫn tới gan phải làm việc quá tải, gây ra tổn thương gan.
Uống trà đặc sau khi uống rượu
Một số người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu có thể giúp giải rượu, bớt nôn nao. Nhưng thực tế, điều này không chỉ không hợp lý, mà còn làm tổn thương thận.
Các chuyên gia cho rằng, chất kiềm có trong lá trà có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến thận, có tác dụng lợi tiểu, vào đúng thời điểm thận vẫn chưa kịp phân hủy và bài tiết hết lượng rượu vừa uống, chúng được kích thích một số lượng lớn ethanol vào thận, dẫn đến hậu quả là chức năng thận bị tổn thương do làm việc quá tải.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người suy nghĩ rằng uống nước đun càng nhiều lần càng tốt vì vi khuẩn sẽ được diệt sạch tốt hơn cho sức khỏe, tuy nhiên chính việc làm này lại gây hại sức khỏe của bạn đấy bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, … và nitrat.
Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng kể trên ở trong nước sẽ tăng lên đáng kể.
Khi hấp thu vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn đồng thời muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn, thậm chí nếu thói quen này kéo dài thường xuyên kết hợp với một số điều kiện bất lợi khác từ môi trường và cơ địa con người có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy. Rất nguy hiểm.
Chỉ uống khi khát
Thói quen này khiến cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng không tỉnh táo, dễ bị kích động, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi và tụt đường huyết. Thường xuyên lặp lại hành động này về lâu dài sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Tốt nhất, cứ khoảng 20 phút lại bổ sung cho cơ thể 100ml nước phù hợp.
Uống nước thế nào là tốt nhất?
Chuyên gia khuyến nghị nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.
News
Món nợ 7 cây vàng với hàng xóm sau 10 năm
Bà Hai là người gốc Bắc, quê Nam Định theo gia đình vô Sài Gòn từ sớm. Bà có căn nhà với mảnh đất lớn nằm ngay mặt tiền một con đường cũng tương đối lớn. Sau này xe cộ…
Người dân Quảng Bình lúc này, đa:;u x;;ót quá
Mưa lớn cộng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh khiến nhà dân ở vùng trũng huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy ngập 1-2 m. Sáng 28/10, hàng nghìn nhà dân dọc sông Kiến Giang ở huyện Lệ…
Ngọc Trinh và con gái gây s:;ốt MXH
Clip người đẹp Ngọc Trinh nhẹ nhàng khéo léo bồng bế một nhóc tỳ đang được chia sẻ chóng mặt. Hiện tại, Ngọc Trinh đã quay trở lại hoạt động nghệ thuật, tham gia sự kiện trong showbiz Việt sau…
Chính thức: Mức bồi thường Vành đai 2 TP HCM
Giá bồi thường làm hai đoạn Vành đai 2 đi qua TP Thủ Đức dự kiến cao nhất hơn 111 triệu đồng mỗi m2, thuộc đất ở có vị trí mặt tiền đường Phạm Văn Đồng. Đây là mức giá…
Sẽ tháo dỡ, thanh lý cầu thép cũ ở cửa ngõ TP HCM
Sau hơn một năm khai thác cầu Long Kiểng mới ở Nhà Bè, cầu cũ kế bên được đề xuất tháo dỡ, thanh lý nhằm tiết kiệm chi phí quản lý và an toàn cho người dân. Theo Trung tâm…
Thuê bạn thân làm giúp việc cho nhà mình
Tôi không biết là do suy nghĩ của mình cổ hủ hay chị gái tôi có vấn đề. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn rất sốc. Nói ra có thể nhiều người sẽ nghĩ tôi ích kỷ. Nhưng…
End of content
No more pages to load